Uncategorized 30 October, 2018

Kĩ nghệ truyền thông phim ảnh: Chuyện quảng bá phim tại Hollywood

 

 

Cứ 2 đô la chi cho sản xuất phim, studio cần chi 1 đô la khác cho marketing hoặc 4 tỉ đô mỗi năm theo Alan McGlade. Bởi, nếu bộ phim thành công có nghĩa hãng sản xuất đã làm rất tốt, ngược lại bộ phim có doanh thu tệ thì đó là do marketing. Lý do chính khiến bộ phim thành công là nó đã được bán cho công chúng một cách hiệu quả. Vì vậy Marketing cho phim (Movie Marketing) là nghệ thuật và khoa học thuyết phục người tiêu dùng bỏ túi ra mua vé xem phim.

Tiếp thị phim nghĩa là cái chi chi

Hollywood tỏ ra là gã trọc phú hào phóng, mạnh tay chi những món tiền khổng lồ cho việc tiếp thị phim. 6 đại gia tại Hollywood là: Disney, Warner Bros, Sony, 20th Century Fox, Universal và Paramount đồng thời là 6 gương mặt quen thuộc với các kênh truyền thông. Năm 2003 đã dành khoảng 34,8 triệu USD để quảng cáo cho mỗi bộ phim mà mình phát hành.

Tiếp thị phim có thể hiểu là các phương pháp đưa công chúng đến gần với bộ phim từ khi bộ phim mới chỉ ở giai đoạn thai nghén tới giai đoạn bộ phim được công chiếu tạp rạp chiếu phim. Ban đầu, công chúng mới biết được những thông tin cơ bản nhất như bộ phim ấy nói về cái gì, đạo diễn và dàn diễn viên là những ai và lịch phát hành, khởi chiếu, buổi công chiếu premiere đầu tiên… Chẳng hạn, công chúng cực kỳ yêu thích đến các thông tin về việc phim có sự xuất hiện của ngôi sao hạng A như Samuel Jackson, Angela Jolie, Jenifer Lawrence…

sao hạng a

Xác định rõ đối tượng khán giả mục tiêu nào sẽ quan tâm đến bộ phim nhiều nhất, từ đó chỉ ra hình thức quảng cáo trọng tâm. Vì thế các chiến lược quảng cáo sẽ được hoạch định và triển khai trên tất cả các kênh quảng cáo.

Việc quảng cáo phim luôn được ấn định một khoản tài chính rõ ràng. Trong đó, quảng cáo trên TV, Radio, Báo chí và Billboards có chi phí lớn, nếu không nói là đắt đỏ. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tiếp thị phim tất nhiên không thể bỏ qua các kênh truyền thông như Facebook, Instargam, Twitter… có tốc độ lan tỏa mạnh mẽ.

Rạp chiếu phim, trên phố, lướt web, xem quảng cáo… là nơi bạn dễ dàng bắt gặp các băng rôn phim, poster phim, trailer phim, hình ảnh độc đáo trong phim, các cảnh hậu trường sản xuất bộ phim của các diễn viên, các cuộc phỏng vấn với thành phần trong đoàn làm phim từ đạo diễn, sản xuất đến kĩ thuật viên, diễn viên, ngôi sao tham dự…

Việc các nhà phát hành bắt tay với các hãng sản xuất đồ chơi để cho ra đời những chú gấu bông, búp bê, phiên bản mô phỏng hình ảnh nhân vật vừa là một cách truyền thông vừa cộng hưởng vào doanh thu, các sản phẩm ăn theo bộ phim cho các hãng.

Thông thường, một bộ phim Hollywood trước khi công chiếu khoảng 1 năm sẽ được tung lên mạng Youtube trailer và website của mình. Khán giả khi vào những trang phim đó sẽ được thưởng thức nhiều phiên bản trailer khác nhau, những cảnh quay hậu trường, đọc tóm tắt cốt truyện, tải về nhạc chuông di động, màn hình máy tính, chơi game và cả tán gẫu trên diễn đàn hay thậm chí là đặt vé trước. Ngoài ra những trang tin tức giải trí khác còn đăng những thông tin bên lề như diễn viên nữ chính đóng cặp với ai, cảnh này hay cảnh kia sẽ được quay ở đâu…

3 bước cơ bản của chiến dịch marketing phim

Chiến dịch bắt đầu khi bộ phim mới khởi quay (thậm chí trong thời gian chuẩn bị) với những thông tin ban đầu, tạo hình của các nhân vật

Thúc đẩy chiến dịch trong thời gian quay: các sự kiện, sự cố..; các hình ảnh về quá trình quay, đoạn phim giới thiệu ban đầu… liên tục được cập nhật trên tất cả các kênh.

Ở giai đoạn hậu kỳ và chuẩn bị trình chiếu, quá trình tiếp thị lúc này được đẩy lên mạnh nhất. Các cuộc phỏng vấn, sự xuất hiện với tần suất cao của các diễn viên trong phim trên các chương trình ăn khách, bìa tạp chí nổi tiếng, các sự kiện offline quảng bá bộ phim, các đoạn phim hỏng, buổi chiếu ra mắt… Nhà phát hành muốn thông tin của bộ phim bủa vây và xâm nhập được vào tâm trí của người xem bằng mọi cách.

blog 2

Thành công của phim Bom tấn phải kể đến “bước đệm thành công” là marketing phim khôn ngoan. Ví dụ với dòng phim siêu anh hùng, Deadpool với chiến lược  “dội bom” bằng clip trên Mạng xã hội.

Ban đầu, Fox xác định kế hoạch Marketing: xây dựng hình tượng 1 gã phản anh hùng, khác hoàn toàn với mọi hình tượng Marvel trước đây: Deadpool bựa dị, lố lăng và hài hước.

Chiến dịch mở đầu trên trang Twitter của diễn viên chính Ryan Reynolds – với hình ảnh một gã “lính đánh thuê” tạo dáng quyến rũ đến kì quặc bên cạnh lò sưởi. Đồng thời, Fox lập 1 account mang tên Deadpool và gây bão cộng đồng Twitter với những hình ảnh cập nhật theo sự kiện như Valentine, Ngày của Mẹ… và những hình ảnh “bá đạo” trong chiến dịch.

Đến tháng 8/2015, Fox tung ra trailer của Deadpool nhằm gây kích thích cho người xem với ngập tràn những hình ảnh siêu lầy lội về 1 siêu anh hùng phản diện. Đỉnh điểm của tò mò được đẩy lên với sự trợ giúp của một loạt video ngắn ngủi và không liên quan gì đến nhau: 1 trailer Deadpool thông báo… ngày mai sẽ có trailer chính thức, 1 clip Deadpool nhắc nhở phụ nữ phải kiểm tra ung thư vú thường xuyên, 1 clip Deadpool đi chơi xích đu với 1 nhóm trẻ con đóng giả X-men…

Trước khi công chiếu tại Việt Nam, các fanpage “Hội hâm mộ Deadpool” hay “ Hội hóng Deadpool” được lập ra, ngay lập tức sở hữu lượng like khủng.

Và ngược lại là những bom xịt khi mà markerting hoặc có ngân sách quá ít hoặc là chiến lược quảng cáo không hợp lý: ít thời gian quảng bá, đơn lẻ kênh truyền thông… Những bộ phim như Blakhat, Cloud Atlas và The Green Lantern có doanh thu thảm hại bởi “sở hữu” màn marketing nghèo nàn.

blog 3

Bước chuyển mình sang Châu Á của Hollywood

Những năm gần đây, không chỉ với sự trỗi dậy về kinh tế, trên địa hạt điện ảnh, Trung Quốc cũng trở thành mảnh đất màu mỡ của Hollywood. Công bằng mà nói, với thị trường hơn 1 tỷ dân cùng việc chi tiêu cho phim ảnh ngày càng hào phóng do kinh tế phất lên, Hollywood không thể bỏ qua khu vực trọng điểm để làm giàu cho doanh thu phim. Năm 2017, doanh thu phòng vé của thị trường Bắc Mỹ là 11 tỷ USD còn Trung Quốc đã tăng lên đến 8,6 tỷ USD.

Nếu trước đây, thị trường của các bộ phim Hollywood chủ yếu đến từ thị trường Mỹ, các nước châu Âu; thì nay thị trường rộng mở sang cửa ngõ châu Á: phía bên kia Thái Bình Dương, tại quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc.

Một số chiến thuật mà Hollywood sử dụng để hấp dẫn với thị trường đông dân nhất thế giới là:

       Phim có sự xuất hiện của diễn viên khách mời người Trung Quốc như Lý Băng Băng, Phạm Băng Băng… Dù vai diễn của họ khá mờ nhạt, nhưng chỉ cần có hình ảnh họ trên poster thì người dân Trung Quốc sẽ tò mò tới rạp để xem rút cuộc vai diễn của ngôi sao Trung Quốc trong phim Hollywood thực tế là như thế nào;

       Trailer phim sẽ có hai phiên bản khác nhau và thậm chí là phim công chiếu cũng có 2 phiên bản khác nhau. Phim chiếu rạp tại Trung Quốc sẽ là một phiên bản dựng khác nơi có sự xuất hiện của diễn viên Trung Quốc dài hơn so với phiên bản tại các khu vực khác trên thế giới;

       Ê kíp sản xuất gồm đạo diễn và dàn diễn viên ngôi sao sẽ có mặt trực tiếp tại Trung Quốc để quảng bá phim ví dụ như tại Hồng Kông, Bắc Kinh… Các hoạt động quảng cáo rầm rộ tại thị trường Trung Quốc sẽ không kém cạnh độ hot so với khu vực Bắc Mỹ.

blog

Một ví dụ gần gũi với chúng ta đó là phim Đảo đầu lâu (Skull Island) với một phần phim trường được quay tại Việt Nam. Trong trailer phim và các màn truyền thông của dàn diễn viên và đạo diễn đã có những lời có cánh cho khán giả Việt Nam như là: Đất nước đẹp. Khi xem phim các bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tự hào vì cảnh đẹp của đất nước mình. Họ còn nhắn lời chào bằng Tiếng Việt để fan Việt Nam nô nức rủ nhau ra rạp xem phim.

Kết lại,

Mỹ coi phim là một ngành công nghiệp sáng tạo vì vậy tiếp thị phim (Movie Marketing) có một vị thế quan trọng và những thành tựu đóng góp vào sự thành công mang văn hóa phim ảnh của xứ cờ hoa ra khắp thế giới. Điều đó một lần nữa minh chứng sức mạnh của marketing với một sản phẩm văn hóa độc đáo như phim ảnh.

Nguồn tham khảo: 

Tạp chí Thế giới Điện ảnh

Hollywoodreporter.com

Bài viết How Movie Marketing Works trên https://entertainment.com

 

Archives