23 December, 2022
Giữa bối cảnh tại Việt Nam đang có ngày càng nhiều ngôi sao quốc tế đổ về, thành công của Lễ hội Âm nhạc Quốc tế HOZO 2022 – Một sự kiện quy tụ dàn sao khủng nhưng không bán vé dựa trên ngôi sao – thu hút tới 150,000 lượt khách tham dự là một case study đáng để bàn tới.
HOZO 2022 diễn ra vào cuối năm 2022, mang định nghĩa Siêu Lễ hội Âm nhạc từ thế giới về Việt Nam khi diễn ra trong 4 ngày liên tục với đa sân khấu với 2 địa điểm tổ chức: Đường đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) và Công viên Cầu Ba Son (Thành phố Thủ Đức), đa hoạt động (âm nhạc, khinh khí cầu, ẩm thực, vui chơi trẻ em, …), đa thể loại âm nhạc và đa sắc tộc.
ĐỊNH VỊ TRUYỀN THÔNG: HOZO không thu hút khán giả bằng ngôi sao, HOZO thu hút bằng trải nghiệm không khí lễ hội
Dù là những đêm nhạc quy tụ những tên tuổi đạt tượng vàng Grammy – Babyface và Ricky Kej – hay nhiều tên tuổi nghệ sỹ lớn trong nước nhưng HOZO định vị: trung tâm của lễ hội chính là khán giả. Ở đó, khán giả tạo ra niềm vui cho mình và người khác thông qua việc hồ hởi đến với âm nhạc và không khí của một lễ hội mang lại, khán giả là “ngôi sao” tỏa sáng với niềm vui được tận hưởng bầu không khí lễ hội, khán giả tạo cảm hứng lẫn nhau, để thăng hoa và cộng hưởng trong một không gian văn hóa đa dạng, phong phú và mới lạ.
Với định vị này, khác với những sự kiện âm nhạc khác, dàn nghệ sĩ tại HOZO được hé lộ khá muộn, Babyface được hé lộ trước 1 tháng sự kiện, Osen Ngọc Mai – Quán quân The Masked Singer được hé lộ trong vòng 1 tuần trước sự kiện.
Thay vào đó, HOZO truyền thông xoay quanh bầu không khí lễ hội của sự kiện, với các tuyến nội dung: Mô hình Siêu lễ hội, HOZO là lễ hội âm nhạc văn minh, khán giả chính là ngôi sao của Lễ hội Âm nhạc quốc tế HOZO, có gì vui chơi tại HOZO?,…
Dù không tận dụng dàn line-up khủng để kéo khán giả đến với sự kiện, HOZO vẫn thành công với con số kỷ lục của một sự kiện văn hoá giải trí là 150.000 lượt tham dự cùng những con số cực kỳ ấn tượng về mặt truyền thông.
THÀNH CÔNG TRUYỀN THÔNG CỦA HOZO ĐẾN TỪ ĐÂU?
Thành công của HOZO khi tiếp tục duy trì những thành quả đạt được từ nhận biết thương hiệu của mùa đầu tiên 2019 khi đã gieo được trong tâm trí khán giả hình dung về trải nghiệm tại một lễ hội âm nhạc chứ không phải chỉ là đi xem các đêm nhạc đơn lẻ. Từ tên gọi quen thuộc HOZO hay tiếng Việt đầy đủ là “Hò Dô” đều dễ đọc với cả người nước ngoài và định hình luôn bản sắc văn hoá Việt Nam qua điệu hò truyền thống kết hợp với tiếng dô của không khí hội hè.
Về mặt hình ảnh, key visual của HOZO kết hợp giữa các chi tiết, hoạ tiết của Việt Nam xen lẫn với các biểu tượng hiện đại, năng động của TP.HCM tạo ấn tượng rõ nét trên các phương tiện truyền thông về hình ảnh của một Lễ hội đa màu sắc.
Trước và sau thời điểm HOZO 2022 đều diễn ra các sự kiện âm nhạc quy mô lớn khác được đầu tư media khá nhiều. Tuy nhiên, vì không phải sự kiện thương mại nên HOZO không có nhiều ngân sách cho các hoạt động truyền thông, chiến lược của HOZO phải nương theo sóng truyền thông của các sự kiện cạnh tranh chứ không chạy phủ ồ ạt, dàn trải. Đấy chính là các thời điểm tung ra line-up mới hay cập nhật các hoạt động mới lạ sẽ diễn ra để tạo sóng truyền thông của HOZO.
Việc sử dụng tổng hợp các kênh từ online tới offline cũng giúp HOZO tiếp cận không chỉ tới khán giả mà cả nhãn hàng tiềm năng. Ngay sau họp báo công bố chính thức, các màn hình LED ở các vị trí trung tâm thành phố được phủ bởi TVC teaser của chương trình để hỗ trợ cho các tuyến bài truyền thông trên báo chí và social.
Việc hợp tác truyền thông qua kênh partnership với các đối tác như Tiktok, Admicro, Be, Taptap, Appota, POPS, MCV…hay qua kênh cá nhân của những người, hội nhóm có ảnh hưởng cộng đồng cũng giúp Hozo mở rộng tập khách hàng tiềm năng và giảm chi phí đầu tư cho hoạt động này.
Vì diễn ra dài ngày nên việc duy trì được sức nóng truyền thông cho sự kiện rất quan trọng để những người tham dự đầu tiên sẽ là các đại sứ thương hiệu cho chương trình lan toả các thông tin thu hút khán giả cho những ngày tiếp theo, cho nên ngay sau lễ khai mạc, các hình ảnh về khu vực khinh khí cầu bay rợp bầu trời cùng với sân khấu hoành tráng, các decor bắt mắt của các khu vực trải nghiệm lễ hội liên tục phủ trên các kênh social và báo chí tạo nên cơn sốt cho người dân thành phố. Kết quả là càng những ngày sau, lượng du khách, kể cả khách quốc tế và các địa phương lân cận đến lễ hội càng nhiều.
Thành công của HOZO 2022 là phép cộng của việc truyền thông có chiến lược, dàn lineup hấp dẫn, thiết kế bắt mắt, hoạt động activation hấp dẫn, kết hợp với các xu hướng trending cùng thời điểm,… Nhưng lý do chính cho việc truyền thông hiệu quả đến từ việc thực hiện đo lường và điều chỉnh chiến lược từng ngày, từ mass media tới social media. Từ đây, team thực hiện có các phương án khai thác các tuyến nội dung trên báo chí và các nội dung seeding vào từng cộng đồng 1 cách hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG THỰC THI:
Các kênh truyền thông chính được lựa chọn là:
Cụ thể hơn, hoạt động truyền thông trên các kênh này đã được triển khai như sau:
Trang Fanpage Facebook Hozo – HCMC International Music Festival là kênh chính yếu để cập nhật thông tin cho người theo dõi.
Các tuyến nội dung trên fanpage xoay quanh:
Nhằm tiếp cận trực diện đến các cộng đồng, HOZO tiến hành seeding trên 189 group, fanpage của các cộng đồng âm nhạc, fan club của các dàn nghệ sĩ có mặt tại sự kiện, các group giới trẻ, group cộng đồng người Sài Gòn. Nội dung linh hoạt phù hợp với các cộng đồng này.
“Báo chí” là nguồn thảo luận tiếp theo sau nguồn Mạng xã hội. Xuyên suốt 1 tháng chạy chiến dịch, đã có hơn 500 bài báo đưa tin về sự kiện trên các kênh báo chí chính thống như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VTV, Người Lao Động, HTV, Tiền Phong, Thể Thao & Văn Hóa.
Báo chí đưa tin cao điểm sau khi buổi họp báo giới thiệu về sự kiện với công chúng (ngày 11/11). Trong 1 ngày ngay sau buổi họp báo, sự kiện nhận được tổng cộng 50 lượt đưa tin từ các trang báo uy tín (Tuổi trẻ, Saostar, VTV, Dân trí, VnExpress,…). Đối với các thời điểm như ngày khai mạc lễ hội, đêm diễn chính thức thì nhóm Báo lớn, chính thống (chiếm 24% tin bài) đồng loạt đưa tin như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VTV, Người Lao Động, HTV, Tiền Phong, Thể Thao & Văn Hóa v.v.
Các nội dung chủ yếu được báo chí đưa tin là: HOZO 2022 mang khái niệm Siêu Lễ hội Âm nhạc trên thế giới về Việt Nam; Hội tụ dàn sao khủng nhưng HOZO không “bán ngôi sao”, chúng tôi bán bầu không khí Siêu lễ hội (Nhạc sĩ Huy Tuấn), HOZO là lễ hội âm nhạc văn minh, Khán giả chính là ngôi sao của Lễ hội Âm nhạc quốc tế HOZO, có gì vui chơi tại HOZO?, Hé lộ dàn line-up, hai ca sĩ ảo có mặt tại sự kiện,…
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Sự kiện đã thu về những số lượng người tham dự xứng tầm Lễ hội âm nhạc quốc tế: Khoảng 150.000 khán giả tham dự trực tiếp tại 2 địa điểm. Bên cạnh đó là những con số ấn tượng về mặt truyền thông:
Trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch, đã có hơn 500 bài báo viết về HOZO. Trong đó có hơn 67% lượng tin bài đến từ nhóm Báo online và trang tin điện tử như Kenh14, Dantri, Vnexpress,…
Với quy mô tham dự 150.000 người và hiệu ứng lan tỏa ấn tượng phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông, HOZO là sự kiện cộng đồng lớn nhất tại Việt Nam sau đại dịch COVID-19. Do thời điểm nhận được quyết định mở cửa lại các sự kiện đông người khá sát với thời gian tổ chức lễ hội, công tác chuẩn bị và truyền thông gặp nhiều khó khăn. Với thời gian vỏn vẹn chỉ 28 ngày tính từ ngày họp báo công bố tới ngày tổ chức lễ hội, có thể khẳng định, thành công và những con số ấn tượng này nằm ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ đội ngũ làm truyền thông nào.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Văn hoá và Thể Thao TP.HCM) phối hợp với công ty Cổ phần Lễ hội Việt Nam – VietFest, đã đặt ra đề bài cho các agency để phát huy các thế mạnh của mình, cụ thể là: