Uncategorized with tags , , 27 August, 2005

Xây dựng dấu hiệu nhận biết của thương hiệu – Building Brand Identity

Khi xây dựng thương hiệu, một nguồn ngân sách lớn có thể giúp chúng ta rất nhiều. Nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Vấn đề là chúng ta sử dụng ngân sách đó như thế nào. Nên xây dựng một hình ảnh thương hiệu dễ nhớ bằng việc sử dụng những ý tưởng đơn giản. Những kỹ thuật này có thể/và nên được sử dụng bởi bất kỳ công ty nào, với quy mô nhỏ hay lớn để kiến tạo một tên thương hiệu dễ phân biệt và dễ nhận biết.

1. Đưa tên thương hiệu vào các “headline” (câu tiêu đề). Người ta đọc “headline” nhiều gấp 5 lần đọc nội dung bài viết. Luôn phải chắc chắn rằng tên thương hiệu là một phần của “headline” và trên đầu trang chứ không chỉ xuất hiện như là một logo ở cuối trang.

2. Đưa kèm một tiện ích hay một giải pháp cho thương hiệu của công ty trong “headline”. Nếu “headline” có tên thương hiệu và bao gồm cả giải pháp cho một vấn đề hoặc một người sử dụng tiện ích sẽ tốt hơn rất nhiều.

3. Sử dụng những hình thức chuyển tải một cách nghệ thuật hình ảnh của thương hiệu mà không tốn kém. Bạn không cần thuê một người vẽ minh họa đắt tiền hay quyết định sử dụng những hình ảnh đồ họa mạnh cho thương hiệu. Chỉ cần tìm kiếm trong kho lưu trữ tranh ảnh của công ty hoặc CD-ROM catalogs và những nguồn khác từ những thư viện điện tử hay những tranh ảnh minh họa khác. Một chút sáng tạo trên máy tính có thể thay đổi những hình ảnh cũ trở thành độc nhất vô nhị, khêu gợi trí tưởng tượng và dễ nhớ với chi phí thấp nhất.

4. Dành đủ thời gian cần thiết cho công việc này. Một thương hiệu có cá tính không thể xây dựng trong vòng một đêm. Cần phải có thời gian và quá trình thử nghiệm. Bắt đầu với những hình ảnh thương hiệu độc đáo, phong cách, đồ họa và liên kết chúng với nhau. Phải mất hàng năm để lặp đi lặp lại thương hiệu trong đầu óc công chúng để tạo ra được ấn tượng.

5. Đưa tên của thương hiệu và những lợi ích của nó vào mọi hoạt động truyền thông, giao tiếp. Sử dụng những hộp đồ carton, giấy gói hay các phần của thiết bị như những phương tiện truyền thông có thể chuyển tải tên và hình ảnh thương hiệu bằng những con chữ lớn. Tất cả những cuốn sách hướng dẫn, letterhead, mẫu hóa đơn, business card thậm chí bên ngoài xe ô tô của công ty cũng có thể giúp bạn giao tiếp và củng cố tên của thương hiệu và những thông điệp bán hàng.

6. Tránh những cụm từ mô tả chung chung. Không dùng những cụm từ như “Network Analyzer” hay “5-Minute Mortgage”. Những cụm từ kiểu này có thể giới hạn khả năng thương hiệu. Thay vào đó, bạn nên dùng những cái tên độc đáo, duy nhất và đồng nghĩa với sản phẩm. Thử xem xét cụm từ “Lotus SmartSuite” và hãy thử cố gắng tách “SmartSuite” ra khỏi “Lotus” (Đây chính là vấn đề hiện nay của IBM).

7. Xây dựng giá trị của thương hiệu bằng việc quảng bá sản phẩm như một giải pháp. Giá trị của một thương hiệu liên quan tới việc giải quyết các vấn đề. Thậm chí đằng sau “headline”, phần thân bài với định hướng về giải pháp chính là vấn đề cốt lõi cho việc xây dựng giá trị cho thương hiệu. Nhấn mạnh vào những tính năng có lợi đặc biệt của sản phẩm. Việc khẳng định khả năng cung cấp duy nhất của thương hiệu có thể là yếu tố duy nhất quan trọng trong việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh.

8. Làm nổi bật tên thương hiệu và những tiện ích của sản phẩm trong các bức thư chào hàng hay trong “brochure”.

Archives