30 October, 2008
Tôi đã dành một buổi sáng và nửa buổi chiều tại một hội thảo khá thú vị được tổ chức tại Washington DC. Hội thảo gồm những người đang cố gắng tìm hiểu về truyền thông kỹ thuật số và sự phát triển của truyền thông tương tác trên mạng.
Không giống như các hội thảo khác, nơi mà người ta chia nội dung hội thảo thành từng khu vực, từng phần, cho phép mọi người tận dụng tối đa thời gian của mình, thì ở đây, mọi thứ dồn hết vào trong một buổi lớn. Kết quả là, một nửa trong số những người tham dự sau buổi ăn trưa đều tỏ ra khá là lẫn lộn với việc lắng nghe thuyết trình về SOA (Service Oriented Architecture) – Thiết kế định hướng dịch vụ, và nửa còn lại thì có vẻ hoàn toàn lẫn lộn với các bản thuyết trình về thiết kế trước đó. Tôi không chắc lắm là mọi người đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một hội thảo bao quát nhiều vấn đề như thế, tuy nhiên dưới đây là một vài ý kiến lớn mà tôi ghi nhận được.
Ted Leonis (Clearspring) – Tại sao các CEO nên viết Blog
Người thuyết trình chính hôm nay là Ted Leonis, một người nổi tiếng tại Washinton vì những sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông số và thành công trong việc thành lập các công ty. Trong bài thuyết trình của mình, ông đã chia sẻ động cơ của việc ông bắt đầu viết blog. Lúc đó ông đã là người khá thành đạt rồi, ông vào Google và tìm kiếm tên của mình, điều đầu tiên mà ông tìm thấy là một câu chuyện khá tiêu cực về ông do tờ Washington Post đưa tin. Động cơ đầu tiên khiến ông muốn viết blog là để làm tụt thứ hạng trong top 10 các trang tìm kiếm của bài báo tiêu cực nọ về ông.
John Bell (Ogilvy 360 DI) – 7 rào cản cho mạng xã hội
Trong phần thuyết trình của mình, John nói về 7 rào cản đối với mạng xã hội và việc sử dụng nó, và sau đó đưa ra một vài giải pháp chúng ta chưa biết đến trong việc làm thế nào để xóa bỏ các rào cản này. Một vài rào cản có lẽ bạn sẽ tự phát hiện được nếu bạn đã từng cố gắng tiếp thị cho mạng xã hội trong doanh nghiệp – như việc hiểu được vị trí của mạng xã hội nằm ở đâu trong sơ đồ tổ chức doanh nghiệp của bạn, và nó yêu cầu xây dựng các mối quan hệ chứ không phải là tiến hành các chiến dịch.
Joe Crump (Avenue A / Razorfish) – Xếp thứ hạng thương hiệu theo Interbrand không có ý nghĩa
Một trong những điểm chính mà Joe đưa ra là thật thú vị khi chúng ra dành rất nhiều nỗ lực để xếp hạng các thương hiệu như báo cáo hàng năm của Interband để chỉ ra thương hiệu nào là thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới trong khi bảng xếp hạng này không có nhiều ý nghĩa. Thay bằng việc chỉ nhìn vào bảng xếp hạng đó, Joe đề xuất 7 yếu tố kết hợp nên một thương hiệu mạnh mà các thương hiệu hàng đầu hiện nay đều có. Một vài thương hiệu mà ông xếp vào danh sách này gồm Ikea, Apple, và Netflix. Bảy yếu tố đó là: Tính xác thực, Tính thích ứng, Tính phù hợp, Khả năng chuyển đổi, Mới mẻ, Khả năng nhúng (tích hợp), và Tính xã hội.
Joanna Champagne (National Gallery of Art) – Chỉ ra mục tiêu trong sứ mệnh
Tại một viện nghiên cứu như National Gallery of Art, dường như mọi thứ vận hành đều đặn, không có gì thay đổi. Joanna nói về việc bà đã được hỗ trợ từ bên trong như thế nào để tái thiết kế và ra mắt địa điểm mới của National Gallery of Art thông qua việc đưa ra những dự định của mình vào trong sứ mệnh hiện có của tổ chức. Ví dụ, một phần của sứ mệnh đó là bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật của thế giới cho thế hệ sau. Giải thích được tầm quan trọng của một địa điểm mới trong việc bảo tồn nghệ thuật cho thế giới đã giúp bà nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía.
Marisa Mayer (Google) – Tốc độ là tiêu chí quan trọng nhất để thành công
Phần lớn chúng ta đã từng nghe các câu chuyện về môi trường làm việc của Google đã làm cho khắp nơi trên thế giới phải thèm muốn, ghen tị như thế nào. Rằng nhân viên của họ dành thêm tới 20% thời gian của mình cho các dự án (đúng) và tất cả các văn phòng của họ đều rất hăng hái (cũng đúng). Một trong những điều mà Marisa chia sẻ mà tôi chưa từng nghe trước đây đó là tốc độ góp phần quan trọng như thế nào trong thành công của các sản phẩm của Google. Bà đã nói về một số thử nghiệm của họ trên không gian mạng, về việc bao nhiêu kết quả tìm kiếm xuất hiện trên trang đầu, và việc thay đổi các thuật toán trong phần quản trị của Google Maps nhằm cải thiện tốc độ như thế nào. Trong từng trường hợp, việc thực hiện mọi việc nhanh hơn đem lại sự tăng trưởng có thể đo được về lượng người dùng.
Ngày mai, tôi sẽ nói về “Phát triển doanh nghiệp thông qua mạng xã hội” và sẽ là bài thuyết trình cuối cùng của hội thảo. Tôi sẽ thuyết trình cùng với một vài người bạn tốt đến từ DC cũng như một vài khách hàng sáng giá yêu thích của tôi đến từ Intel, Ken Kaplan. Jesse Thomas sẽ là người điều khiển và các thành viên khác trong nhóm là Brian Solis, Nick O’Neill, và Frank Gruber.
Bản gốc
by Rohit Bhargava on September 29th, 2008