18 January, 2022
Theo nghiên cứu cho thấy, có tới 90% thông tin đi tới bộ não của con người là hình ảnh và chỉ 20-28% phần text được người xem tiếp thu. Do đó, không chỉ cần có văn phong tốt, sẽ là một thiếu sót với các Content Writer tương lai nếu không biết tới tư duy hình ảnh (Visual Thinking). Vậy tư duy hình ảnh là gì? Tầm quan trọng của tư duy hình ảnh trong sáng tạo nội dung như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Time Universal trong bài viết dưới đây!
Tư duy hình ảnh (Visual Thinking) là phương pháp tổ chức thông tin trên hình ảnh và cải thiện khả năng “giao tiếp” bằng hình ảnh. Dễ hiểu đó là cách thức sắp xếp thông tin trên hình ảnh sao cho thu hút được người dùng hiệu quả nhất và mang lại sự thú vị cho thông tin muốn truyền tải.
Thoạt đọc qua nhiều người sẽ nghĩ chỉ Designer và các Art Director mới cần phải biết về phương pháp này, nhưng khi Digital Marketing ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó sẽ không còn gói gọn trong bất kỳ lĩnh vực nào cụ thể. Để làm được những chiến dịch hay đưa ra những nội dung hay cho người dùng, hình ảnh cũng chính là một then chốt mà các Marketers và các Content Writers cần lưu tâm.
Một hình ảnh đẹp cần sự phối hợp uyển chuyển của Designer và Content Writer
Để bắt đầu, bộ não của chúng ta cần làm quen với những điều cơ bản như:
– Cần “Động não” khởi động: Giữ cho bản thân tư duy tò mò, cởi mở với những thứ xung quanh. Từ đó, thổi hồn những tư duy sáng tạo từ trải nghiệm thực tế vào nội dung muốn truyền tải. Đặc biệt, hãy liên tục brainstorm và dần xâu chuỗi hệ thống những nội dung lên thành hình ảnh, sau đó, chọn lọc những nội dung muốn làm nổi bật trong phần hình ảnh là gì?
– Không ngừng học hỏi và tìm nguồn cảm hứng trên các nguồn: Một số website chuyên về thiết kế sáng tạo và nghệ thuật bạn có thể thường xuyên đọc như Pinterest, Behance, Dribbble hoặc xem các dự án đạt giải thưởng tại các website như Adsoftheworld, Deck of Brilliance…
– Tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu hơn: Cách để sắp xếp nội dung trên hình ảnh một cách chỉn chu, gọn gàng, những bố cục hình ảnh cơ bản, phối màu sắc sau cho phù hợp..
Hỗ trợ truyền tải thông điệp hiệu quả
Trên thực tế, một món ăn ngon thường được cấu thành từ hai yếu tố: nguyên liệu đảm bảo và hình thức trình bày. Sản xuất Content Marketing cũng như vậy. Bất kể nội dung nào khi chúng ta đăng tải lên cũng sẽ cần liên quan đến hai phần là nội dung, thông điệp muốn truyền tải và hình thức diễn đạt. Một nội dung hay nhưng hình ảnh không bắt mắt hay thu hút người đọc thì cũng sẽ không đem lại được hiệu quả cho nhãn hàng và doanh nghiệp.
Tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn phân cấp được nội dung rõ ràng, thông điệp nào muốn nổi bật trong ảnh
Việc có tư duy thiết kế sẽ giúp bạn biết được những đặc điểm, nắm bắt được nhanh chóng các hình thức sắp xếp khi nảy ra các ý tưởng mới và tạo sự hoà hợp giữa chữ, hình.
Tạo đồng bộ cho thiết kế
Bất kỳ thương hiệu/ doanh nghiệp đều cần có tính liên kết trong từng nội dung. Điều này sẽ giúp nhãn hàng và doanh nghiệp đảm bảo được sự đồng bộ và không “bão hoà” trên thị trường muôn vàn hiện nay. Bởi vậy, chính những Content Writer hay các Designers đều sẽ cần trang bị cho mình tư duy hình ảnh thật tốt để đưa ra những bản “Visual Brief” có tính thống nhất và xuyên suốt các hoạt động Branding.
Các nội dung đăng tải luôn cần có theo một concept rõ ràng
Đa dạng hóa hình thức truyền tải
Để giúp nội dung luôn hấp dẫn và không gây “nhàm chán” cho người dùng thì bạn sẽ luôn phải tìm kiếm và thay đổi những hình thức thiết kế. Một số hình thức và định dạng bạn có thể ứng dụng trong Content Plan của mình như:
– Images (Print ads, hình ảnh chụp sản phẩm,…)
– Illustrations (Hình ảnh minh hoạ cho nội dung)
– Interactive Visual (Khảo sát, Quizzes & Puzzles)
– Videos (Giới thiệu sản phẩm, livestream, tutorrial, recap, phỏng vấn, testimonial,..)
– Infographics (Thống kê, so sánh sản phẩm, trình bày tin tức..)
– GIFs (Animated image)
– Meme.
Đa dạng phong cách thiết kế và phối màu sẽ mang cảm xúc mới cho người dùng
Ngoài ra, để tận dụng và sáng tạo với nhiều hình thức khác nhau, thay vì cách suy luận thông thường: “Từ ý tưởng tới hình thức và tinh giản nội dung dựa trên đặc điểm của định dạng đó”, bạn có thể đặt một số câu hỏi ngược như: “Bạn có thể tận dụng những định dạng như thế nào? Với cách thể hiện hình ảnh này thì chúng sẽ giúp nội dung nào của bạn nổi bật nhất?”
Kích thích cảm xúc người dùng
Thực tế cho thấy, hình ảnh tạo ra phản ứng nhanh và mạnh hơn bất kỳ các nội dung khác kể cả audio và văn bản. Những hình ảnh mang lại khả năng kích thích thị giác và phản ứng cảm xúc, dẫn đến việc tạo ra ký ức cho con người. Để tạo ra những phiên bản visual brief có thể “chạm” tới trái tim người dùng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
– Nhân cách hoá thương hiệu, xây dựng Mascot đại diện và đảm bảo nhân vật này sẽ có những cảm xúc đồng cảm với người đọc. Một ví dụ điển hình như: Mascot Bingo của ví điện tử Momo được xây dựng với hình ảnh bụ bẫm và với hình khối vuông vắn, gây dựng được sự tin tưởng, tạo cảm giác vững chắc cho người dùng với những tính năng giao dịch của ứng dụng.
Từ màu sắc đến Mascot nhân vật của ví điện tử Momo đều gây ấn tượng sâu sắc với người dùng.
Hay ứng dụng giao hàng Baemin luôn xuất hiện hình ảnh người bạn giao hàng thân thiện và chú mèo mập – linh vật đáng yêu đi kèm bằng những ngôn từ thân thiện và gần gũi, Baemin đã thành công “chen chân” vào thị trường Việt Nam, tạo cảm giác thích thú và mới mẻ cho người dùng.
Baemin thành công “chiếm sóng” thị trường với hình ảnh khác biệt và mới mẻ
Hình ảnh không chỉ cần “đẹp” mà cần có ý nghĩa và layout trình bày thông minh. Để làm được điều đó, đòi hỏi các Content Writer cũng cần trang bị những kiến thức về tư duy hình ảnh để nắm bắt được những định dạng và cách trình bày mới mẻ.
Năm 2022 đã bắt đầu, đây là thời điểm tốt để các nhãn hàng và doanh nghiệp thực hiện kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu, Content Marketing Plan cho năm tới. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn về thiết kế hình ảnh cho thương hiệu, hãy liên hệ với Time Universal để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Tomorrow Marketers
Hotline: 0977-011-116
Email: info@timevn.com