12 May, 2017
Đầu tháng 5 vừa qua, Đại Hàn Dân Quốc đã tiến hành bầu cử tổng thống mới thay thế cựu tổng thống Park Geun Hye đã bị lật đổ sau vụ bê bối tham nhũng. Moon Jae In, một ứng cử viên của Đảng Tự do, đã thắng cuộc bầu cử, chấm dứt triều đại của những người bảo thủ và tạo bước chuyển đổi lớn trong chính sách của Nam Triều Tiên.
Giới truyền thông Hàn Quốc đã quyết định có một chút “vui vẻ” trong cuộc bầu cử tổng thống vốn chỉ mang tính chất chính trị (đồng nghĩa với “nhàm chán” trong từ điển của giới trẻ nước này). Không sử dụng các cách vận động tranh cử thường thấy, các kênh truyền thông đã sử dụng sự sáng tạo và công nghệ hiện đại để tạo nên những hình ảnh “quảng cáo” có một không hai về cuộc chạy đua chức tổng thống của các ứng viên.
Đài SBS (Seoul Broadcasting System) – một trong những kênh truyền hình lớn nhất Nam Hàn, đã xây dựng hình ảnh các ứng cử viên tổng thống như các nhân vật của “Game of Thrones” để phát sóng trong suốt cuộc bầu cử. Trong bối cảnh thời Trung Cổ nguy nga, tráng lệ của “Game of Thrones”, ông Moon Jae In cưỡi con rồng ở Daznak’s Pit. Những ứng cử viên khác bao gồm cả Ahn Cheol Soo và Hong Jun Pyo cũng xuất hiện và tham gia “bộ phim” này. Ngay cả những cảnh quay ít được hoan nghênh – như cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jojen với Ghost cũng được SBS đầu tư kỹ lưỡng. Ngoài ra, SBS cũng tái hiện lại hình ảnh của hai ứng viên trong bộ phim “Rocky” và “Terminator” nổi tiếng.
Các đài truyền hình cũng “giả mạo” một số trò chơi yêu thích của Hàn Quốc. MBC (Munhwa Broadcasting Corporation) đã tái hiện lại cuộc cạnh tranh của các ứng cử viên trong trò chơi Rồng Đen (Mortal Kombat – trò chơi điện tử đối kháng).
Kết quả của chiến dịch tranh cử tổng thống “thú vị” này được phản ánh ngay qua số người tham gia bầu cử. Số cử tri cuối cùng trước thời điểm bầu cử đã đạt được con số kỷ lục vào thời điểm chính trị căng thẳng ở Hàn Quốc. Khoảng 80 phần trăm cử tri dự kiến sẽ đi bầu cử, số cử tri bỏ phiếu sớm là 60%. So với dân số trẻ ở Hàn Quốc thì đây là một con số khó tin!
Trong khi các chiến dịch tranh cử thường mang tính chất nghiêm túc và nhàm chán, thì các đài truyền hình Hàn Quốc đã phá vỡ nguyên tắc khi làm truyền thông để tiếp cận đến các đối tượng trẻ, “ham vui”. Các ứng cử viên muốn huy động một thế hệ cử tri mới, trẻ hơn và năng động hơn. Toàn bộ chiến dịch đã có một sự hòa quyện với văn hóa trẻ, với sự ủng hộ của đông đảo người trẻ tuổi yêu thích phim ảnh và trò chơi điện tử. Bản thân giới trẻ đôi khi cũng chính là một kênh truyền thông hiệu quả,như khi con cháu thường xuyên xem và nhắc đến một chương trình gì đó, ắt hẳn những người lớn tuổi cũng sẽ biết và ấn tượng về điều đó.
“Những người trẻ tuổi Hàn Quốc luôn dán mắt vào điện thoại thông minh của họ, đặc biệt là trong những chuyến đi dài”, Jean H. Lee, một chuyên gia toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Học thuật Woodrow Wilson nói. “Vì vậy việc các ứng cử viên tổng thống tạo ra những đoạn phim tranh cử sáng tạo với những đoạn video vui nhộn và dí dỏm có thể xem trên điện thoại chẳng có gì là sai cả. Đó là những trò chơi vốn đã rất quen thuộc trong văn hóa Hàn Quốc.”
Chỉ xét trên phương diện truyền thông, có thể thấy Hàn Quốc đã thật sự tạo được một chiến dịch tranh cử hoàn toàn khác biệt và thu hút được sự chú ý không nhỏ của dư luận. Chính trị cần phải bài bản, nghiêm túc, nhưng đôi khi có thêm chút giải trí để bớt khô khan cũng sẽ mang đến những hiệu quả đáng kể (chỉ cần không vượt quá ranh giới giữa giải trí và sự lố bịch). Với bộ phận người trẻ rất thờ ơ với chính trị như ở Việt Nam hiện nay, đây phải chăng là một chiến dịch đáng học hỏi cho các nhà đài?
Nguồn: The Huffington Post, Advertising Age, Daily Caller, Winter Is Coming.