26 May, 2006
Là một ông chủ, lợi thế để bạn có thể có được mối quan hệ bạn bè với nhân viên của mình là bạn có quan hệ vững mạnh và tích cực với từng người. Bạn hiểu được điều gì có thể khuyến khích nhân viên của mình, bởi vì bạn đã biết về gia đình, sở thích và mục tiêu trong cuộc sống của họ. Và những nhân viên có liên hệ chặt chẽ với sếp của mình thường có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn và trung thành hơn với công ty. Tuy nhiên, để trở thành một sếp giỏi, bạn phải xác định một cách rõ ràng và phân biệt các giới hạn giữa bạn và nhân viên. Dưới đây là một số điểm cần phải ghi nhớ:
Làm rõ mối quan hệ. Để duy trì sự tôn trọng của nhân viên trong khi vẫn là bạn bè đối với họ, bạn phải thẳng thắn về mối quan hệ công việc một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa là bạn phải rõ ràng đâu là mục tiêu công việc, nhân viên của bạn phải thực hiện những việc gì để đạt được mục tiêu công việc này, và họ có thể trông đợi những gì ở bạn. Thông qua việc truyền đạt những điều này một cách rõ ràng, bạn có thể giảm bớt rủi ro rằng một nhân viên nào đó có thể hiểu nhầm tình bạn của bạn và cư xử một cách thiếu chuyên nghiệp.
Xã giao — ở một mức độ nào đó. Ở hầu hết các công sở, có rất nhiều giao tiếp xã giao lẫn lộn vào nhau, cho dù đó là bữa trưa của ngày thứ Sáu hay một bữa nhậu sau giờ làm việc hay một công việc nào đó. Và một cách tự nhiên, sếp luôn là một phần của các giao tiếp đó. Hãy nhớ rằng giao tiếp với từng người, cẩn thận với bia rượu, và không nên là người cuối cùng của bữa tiệc. Bạn muốn đảm bảo rằng mình được yêu mến cũng như kính trọng.
Không phân biệt đối xử. Một trong những lỗi tệ nhất bạn có thể mắc phải là tỏ ra yêu thích đặc biệt một vài nhân viên và thể hiện điều đó ngay tại nơi làm việc. Các nhân viên khác sẽ nhanh chóng tỏ ra thiếu tin tưởng ở bạn, và năng suất công việc sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn không chắc chắn lắm là liệu bạn có thể hiện ra là mình yêu quý nhân viên nào đó đặc biệt hay không, bạn hãy thử ngồi nghĩ lại xem bạn thích từng nhân viên của mình như thế nào. Mỗi nhân viên của bạn đóng góp như thế nào cho doanh nghiệp của bạn? Sau đó hãy hỏi bản thân xem bạn đã đối xử với các nhân viên này như thế nào. Nếu bạn đối xử dựa trên những gì bạn cảm thấy hơn là trên những gì mà nhân viên của bạn làm được, nghĩa là bạn cần thay đổi cách cư xử của mình.
Giữ bí mật. Không cần biết bạn có quan hệ gần gũi như thế nào đối với nhân viên của mình, bạn cũng phải tránh những cám dỗ về những vấn đề riêng tư của họ. Những thông tin nội bộ như lương, tuyển dụng, sa thải, thu nhập theo quý bạn không nên tiết lộ khi giao tiếp ra bên ngoài, hoặc là bạn có thể làm mất uy tín của chính mình.
Đối diện với việc sa thải. Đôi khi một nhân viên nào đó đồng thời cũng là bạn của bạn làm việc không tốt. Bạn có thể không muốn đối diện với điều này, nhưng vì sự vững mạnh của công ty, bạn phải có cái nhìn lạnh lùng và tỉnh táo về việc nhân viên này đã phá vỡ kỷ luật, kế hoạch, quan hệ khách hàng, sửa chữa lỗi và quan trọng nhất là kết quả công việc như thế nào. Trong trường hợp này, bạn phải là sếp của người này trước sau đó mới đặt vị trí mình vào là một người bạn. Nếu bạn có thể giúp nhân viên này trở lại thành một người làm việc hiệu quả, thì hãy cố gắng làm điều đó. Nếu không, bạn cần phải để cho người này ra đi trước khi họ gây nhiều thiệt hại hơn.
Đừng giả dối. Có thể bạn muốn trở thành bạn của tất cả các nhân viên của mình, bởi vì bạn nghĩ rằng làm như vậy có thể xây dựng được một đội ngũ vững mạnh hơn. Trong khi rất nhiều khóa học về quản lý lại nhấn mạnh rằng sếp không nên hỏi nhân viên về đời tư của họ, như kế hoạch cuối tuần của họ là gì, gia đình họ, con cái họ, làm như vậy có thể phản tác dụng nếu sếp bị nhân viên đánh giá là một người không thành thực. Việc thỉnh thoảng bạn hỏi một điều gì đó về cuộc sống của nhân viên là hoàn toàn có thể được, nhưng đừng hỏi quá nhiều. Để hiểu biết về người khác luôn cần phải có thời gian.