16 December, 2022
Tết đầu tiên sau đợt bùng dịch cao điểm sẽ mở ra cho nhãn hàng những cơ hội mới để tái kết nối với người tiêu dùng. Trong bài viết này, hãy cùng Time Universal tìm hiểu những giải pháp về Creative và Media giúp thương hiệu chinh phục khách hàng trên đường đua năm mới 2023.
Tết 2023 – mùa Tết đầu tiên sau đại dịch Covid-19 sẽ có nhiều điểm khác biệt khi mối bận tâm của người tiêu dùng đã có những thay đổi rõ rệt. Khi nỗi lo về dịch bệnh giảm xuống và nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hồi phục, người tiêu dùng lại có thêm nỗi lo trước tình hình giá cả biến động như giá xăng dầu, lạm phát…
Bởi vậy, để xây dựng một chiến dịch Marketing “chắc thắng” trong mùa Tết 2023, trước tiên các nhãn hàng cần trả lời được ba câu hỏi chiến lược:
Để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho doanh nghiệp, các Marketers cần nắm bắt những điểm nổi bật về hành vi tiêu dùng của người Việt trong thời điểm mùa dịch và Tết 2023 sắp tới:
Để chiếm ưu thế trên thị trường, nhãn hàng nên thử sức với những hình thức sáng tạo mang tính mới mẻ, đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến.
AR (Augmented Reality) hay còn gọi là công nghệ thực tế tăng cường chính là một “vũ khí” tối thượng giúp các Marketers thỏa sức sáng tạo những ý tưởng độc đáo gia tăng tương tác với người dùng.
Tết 2023 này, nhãn hàng có thể chiếm ưu thế nổi bật trên thị trường nếu tận dụng được sức mạnh của AR. Một số ví dụ như: Tạo ra các filter đậm chất Tết như “hóa thân” thành linh vật Quý Mão và kết hợp cùng các minigame hay thử thách thú vị, tặng thiệp chúc Tết ứng dụng AR, sản xuất bao bì ứng dụng AR… là một số lựa chọn nhãn hàng có thể cân nhắc.
Một ví dụ thú vị nhãn hàng có thể tham khảo là Filter Game AR “Cô Vy đi đi” của Kênh 14. Lối chơi Nhãn hàng có thể tham khảo Filter Game AR “Cô Vy đi đi” của Kênh 14. Với lối chơi đơn giản, nghiêng đầu sang trái – phải để né virus rơi xuống kết hợp khẩu trang AR đã tạo nên một filter thú vị và thu hút được đông đảo người tham gia trong thời điểm đại dịch phức tạp đầu năm 2020.
Gamification là ứng dụng những cơ chế của game vào hoạt động Marketing. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, sự tiến triển, thành quả đạt được,…sẽ gia tăng sự hứng thú của khách hàng. Rất nhiều tập đoàn lớn đã ứng dụng gamification, điển hình như Starbucks, Nike, Coca, Dominos, Shopee, Tiki, Momo…
Trong dịp Tết 2023, nhãn hàng có thể mang những yếu tổ Tết cổ truyền như lì xì, gửi thiệp, hứng lộc, gieo quẻ…vào gamification để gia tăng sự gắn kết và yêu thích của người tiêu dùng dành cho nhãn hàng.
Shoppertainment là hình thức thương mại dựa trên nội dung có tính chất giải trí và định hướng người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu uỷ quyền do Boston Consulting Group thực hiện, yếu tố giải trí đóng vai trò quan trọng trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Nhãn hàng có thể lưu tâm tới:
7 nhu cầu liên quan đến giải trí gồm:
(1) ưu tiên định dạng short-video,
(2) storytelling và nội dung mang tính giáo dục,
(3) tính chân thật,
(4) không ép người tiêu dùng quyết định,
(5) xu hướng và đề xuất từ cộng đồng.
Ngoài ra, hai nhu cầu liên quan đến yếu tố thương mại gồm:
(1) thông tin sản phẩm rõ ràng và (2) quy trình mua hàng liền mạch, thanh toán tiện lợi.
Dẫn đầu xu hướng Shoppertainment hiện tại chính là nền tảng Tiktok. Mùa Tết 2023, doanh nghiệp có thể tham gia vào hai hoạt động nổi bật đại diện cho xu hướng Shoppertainment trên nền tảng này, đó là TikTok Shop và TikTok Live.
Character Marketing là quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tâm lý của đối tượng mục tiêu và thuộc tính của nhãn hàng để tạo ra linh vật thương hiệu đến các hoạt động online và offline hậu ra mắt để xây dựng linh vật thành nhân vật đại diện của thương hiệu.
Trong mùa Tết 2023, nhãn hàng có thể phát triển linh vật thương hiệu, lồng ghép âm hưởng Tết và để linh vật xuất hiện tại nhiều điểm chạm trong hành trình trải nghiệm và mua hàng của người dùng. Một số ý tưởng nhãn hàng có thể cân nhắc như phát hành bộ sticker trên Zalo, Facebook Messenger, sản xuất GIF, đưa linh vật vào các ấn phẩm truyền thông online và offline…
Video là một trong những phương tiện tốt để tiếp cận người tiêu dùng vào dịp Tết, với các nội dung: Chúc Tết sức khoẻ bình an, không khí Tết ấm cúng, làm việc nhà, chuẩn bị đón Tết…
Đặc biệt, thương hiệu nên tận dụng các nền tảng Tiktok, Facebook Reels, Youtube Shorts cho định dạng video ngắn. Tại sự kiện Tiktok – Tết Express 2023, Chị Vi Nguyễn – Creative Strategist, TikTok Việt Nam bật mí một vài ý tưởng nội dung trên Tiktok cho 3 ngành hàng F&B, FMCG/CPG và 3C (điện tử).
Cụ thể, ngành F&B có thể chia sẻ những video ASMR nấu mâm cỗ Tết hoặc đưa ra các thử thách thú vị như “Cải tiến hương vị Tết”. Ngành FMCG/CPG có thể tạo nên những nội dung “biến hình” hoặc phối đồ, trang điểm theo những sự kiện liên quan đến mùa Tết cổ truyền. Ngành 3C (điện tử) có thể đưa người dùng về với những kỷ niệm qua những chuỗi ảnh chụp theo phong cách retro.
User-Generated Content (UGC) hiểu đơn giản là nội dung do người dùng tạo ra. UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến các phần bình luận đều có thể trở thành không gian cho người dùng “sáng tạo” content: bình luận, chia sẻ, đánh giá.
Số liệu của khảo sát của Tiktok cho Tết 2023 cho biết: 69% người tiêu dùng sẽ chia sẻ những nội dung liên quan tới Tết trên mạng xã hội, nếu họ thấy nội dung đó truyền cảm hứng. Để kích thích người dùng tạo những nội dung tự nhiên, thương hiệu cần nắm bắt và khai thác chính xác insight từ phía người tiêu dùng mục tiêu.
Thương hiệu có thể tạo ra thử thách sáng tạo liên quan tới Tết 2023, đi kèm các từ khóa (hashtag) gắn liền với thương hiệu và các xu hướng mới đang được quan tâm trên mạng xã hội.
Để chiến dịch Tết 2023 phát huy tối đa hiệu quả, không thể thiếu các hoạt động quảng cáo nhằm lan tỏa rộng rãi hình ảnh và khắc sâu thông điệp của nhãn hàng trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Vào dịp Tết, xu hướng nghe nhạc thường tăng cao.
Có ba hình thức Audio Ads mà thương hiệu có thể sử dụng:
In-Image Ads là một hình thức hiển thị quảng cáo nâng cao của quảng cáo bằng ngữ cảnh khi có sự kết hợp giữa Visual Targeting và Contextual Targeting, hai hình thức target này giúp quảng cáo hiển thị chính xác và “engage” với người dùng nhiều hơn.
Công nghệ Computer Vision – Đọc và hiểu nội dung của hình ảnh và video thông qua tag-images có khả năng tự động phân tích, xác định và kết nối các chiến dịch quảng cáo phù hợp với người tiêu dùng thông qua hình ảnh mà họ đang tìm kiếm.
Việc phối hợp với các KOL/Influencer để tạo nên những nội dung sáng tạo và hấp dẫn sẽ giúp nhãn hàng nổi bật trong dịp Tết 2023, khi người dùng dành rất nhiều thời gian để xem các nội dung giải trí. Nhãn hàng có thể để 1-2 KOL nổi bật dẫn dắt xu hướng và tiếp tục lan tỏa chiến dịch với sự hưởng ứng của hàng loạt các Influencers.
Những loại hình nội dung hấp dẫn để tăng hiệu quả của chiến dịch KOL/Influencer Booking có thể kể đến như: Duet, Contest/Challenge, Review…
Tạm kết
Trên đây là một số gợi ý giải pháp truyền thông cho dịp năm mới mà nhãn hàng có thể tham khảo. Với kinh nghiệm hơn 18 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp, Time Universal sẽ đem đến những giải pháp giúp thương hiệu “tỏa sáng” trong mùa Tết 2023 này.
Nguồn: Tổng hợp