Expert Talks, Industry Updates 05 December, 2022

SỬ DỤNG STORYTELLING TRONG THỜI ĐẠI SỐ: 06 CỐT TRUYỆN KINH ĐIỂN “GIỮ CHÂN” NGƯỜI XEM

06-cot-truyen-storytelling

Trước những thách thức của thời đại 4.0, Storytelling đã phát triển thành Digital Storytelling nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Hãy cùng Time Universal tìm hiểu 6 cốt truyện đặc sắc và tìm hiểu xem các thương hiệu “biến hóa” chúng như thế nào nhé!

“Digital Storytelling” – bước chuyển mình mới mẻ của Storytelling

Storytelling là hình thức kể chuyện sao cho có thể tác động đến cảm xúc của người đọc, giúp họ thấu hiểu được các thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm. Từ đó, người đọc sẽ có động lực để thực hiện những hành động “call – to – action” như bấm nút đăng ký, đặt hàng, download,…

Tuy nhiên, khác với cách kể chuyện truyền thống, Digital Storytelling (kể chuyện kỹ thuật số) là sự hoà hợp giữa nghệ thuật viết truyện hoàn hảo và sự ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực truyền thông. Theo nghĩa đó, những câu chuyện thương hiệu giờ đây không chỉ nằm yên trên con chữ, mà được lưu trữ dưới dạng thức “digital” – tức là được “số hoá” thành hình ảnh, âm thanh, video, hoạt hình… giúp gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với công chúng. 

6 cốt truyện kinh điển “giữ chân” người xem

Có lẽ, Digital Storytelling sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu đi một cốt truyện hấp dẫn. Hãy cùng điểm qua 6 cốt truyện khán giả “không bao giờ chán” và cách triển khai chúng trong thời đại số từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Câu chuyện tình yêu

Chuyện tình là đề tài được đông đảo khán giả yêu thích. Các thiên tình sử luôn đặt nhân vật vào những “thử thách tình yêu” đầy trắc trở để tăng thêm kịch tính cho câu chuyện. Giữa hai nhân vật thường xuất hiện những chướng ngại vật như khoảng cách địa lý, gia tộc, tuổi tác… khiến người xem phải dõi theo để đoán xem khi nào nhân vật sẽ tìm được hạnh phúc.

Với hình thức này, nhà sáng tạo nội dung phải tùy chỉnh cốt truyện tình yêu mới mẻ nhưng vẫn phù hợp thời đại và tương tác tới thương hiệu.

Case study: Chiến dịch “Tìm em nơi đâu” năm 2009 của Close-up xoay quanh câu chuyện tình đơn phương của chàng sinh viên kiến trúc tên Nam. Vào một chiều mưa tháng 11 ở Sài Gòn, Nam tình cờ gặp được một cô gái xinh đẹp và tốt bụng tại nhà chờ xe bus. Thế nhưng vì quá rụt rè, chàng đã không dám ngỏ lời và lạc mất “định mệnh” của đời mình. Sau cùng, chàng sinh viên kiến trúc đã quyết tâm tìm lại cô gái ấy bằng mọi cách. 

Vượt chướng ngại vật 

Cốt truyện thường mở ra khi nhân vật chính phải lên đường chiến đấu với “quái vật” để bảo vệ người thân hoặc dành được phần thưởng, qua đó đề cao lòng dũng cảm và sự mạnh mẽ của người hùng.

Áp dụng vào quảng cáo, cốt truyện cần nhấn mạnh được sự trưởng thành của thương hiệu thông qua việc đơn giản hóa “quái vật”, để khiến câu chuyện gần gũi hơn.

Case study: Chiến dịch “Find Your Greatness” được Nike phát hành vào trước Thế Vận Hội London (Anh Quốc) năm 2012. Câu chuyện đã đem lại sự gần gũi,  khích lệ rất lớn đến khách hàng khi gửi gắm hình ảnh những vận động viên chuyên nghiệp đôi khi cũng gặp khó khăn và hoài nghi về bản thân mình. Nhưng trên hết, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi và tìm ra được sự vĩ đại của chính mình. 

Tôn vinh ý nghĩa cuộc sống

Đây là đề tài quen thuộc với nội dung chính thường là các câu chuyện “người tốt việc tốt”. Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính với những giá trị sống tích cực đã lan tỏa tới mọi người xung quanh, làm thay đổi suy nghĩ, quan niệm của mọi người.

Case study: Chiến dịch “Unsung Hero” của Thai Insurance đã ghi lại khoảnh khắc một chàng trai không giàu có, thậm chí hơi hậu đậu nhưng lại nhiệt tình giúp đỡ người khác: Đẩy xe phụ cô bán hàng rong, nhường ghế cho người đi xe bus, cho tiền người ăn xin… Chính những giá trị tích cực mà anh lan toả đã giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính tạo hình nhân vật “anh hùng” đời thường đó đã giúp thương hiệu thể hiện trọn vẹn thông điệp “Hãy để Thai Life Insurance đồng hành, đảm bảo cuộc sống của bạn”.

Sứ mệnh/Nhiệm vụ

Nhằm đề cao vai trò của thương hiệu, cốt truyện tập trung vào nhân vật chính và những nhiệm vụ đặc biệt đi cùng. Hành trình hoàn thành sứ mệnh của nhân vật thường bắt đầu từ việc nhân vật nhận thức được đúng – sai, phải – trái và đưa ra quyết định giải cứu mọi người. 

Case study: Chiến dịch “The Scarecrow” của hãng Chipotle kể về hành trình tái định nghĩa ngành thức ăn nhanh đầy tham vọng của “chàng bù nhìn”. Tại một thế giới kỳ dị, những nhân vật bù nhìn trở thành nô lệ của lũ quạ máy và những kế hoạch độc ác chi phối toàn bộ hệ thống thực phẩm. Không cam chịu thực tế đó, họ quyết định đứng lên, xây dựng và cung cấp cho người dân một loại thực phẩm tự nhiên, sạch và có lợi cho sức khỏe, thay thế cho những nhà máy dây chuyền sản xuất thực phẩm không bền vững kia.

Hài kịch (Comedy)

Đa số những câu chuyện hài kịch thường nhẹ nhàng và dễ được đón nhận. Đối với các thương hiệu, hài kịch được xem là “nước cờ táo bạo”. Người sáng tạo nội dung cần biết cách tạo tiếng cười thông minh, duyên dáng và thuyết phục người xem.

Case study: Vốn dĩ các nhãn hàng đồ ăn – thức uống được xem là không đáng tin cậy khi quảng cáo quá đà về sản phẩm của mình. Lợi dụng định kiến đó, M&S Food đã tạo nên các nhân vật là fan cuồng thức ăn của hãng, sẵn sàng dùng lời nói hoa mỹ để miêu tả đồ ăn của hãng mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống. Chính sự vô lý này đã khiến người xem không khỏi bật cười.

Hoàn lương hối cải (Rebirth)

Với nội dung xoay quanh một nhân vật phản diện trên con đường tìm lại bản chất thiện lành, cốt truyện này sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm và sự chú ý với người xem. Thông thường, tác giả cũng sẽ phác hoạ thêm trợ thủ để hỗ trợ nhân vật chính trên con đường hoàn lương. 

Case study: Năm 2014, Airbnb ra mắt chiến dịch Wall & Chain (Bức tường và Xiềng xích) kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ, thống nhất hai miền nước Đức. Nhân vật hoàn lương ở đây là một người lính gác dưới chân tường Berlin trong Chiến tranh Lạnh. Khi hoà bình lập lại, ông vẫn mang trong mình mặc cảm tội ác chiến tranh và không hòa nhập được với cuộc sống hiện tại. Con gái ông đã đặt một phòng Airbnb và đưa bố mình đến Berlin để hàn gắn đau thương của quá khứ.

Tạm kết

Yếu tố Storytelling trong thời đại số không chỉ dừng lại ở việc “Câu chuyện kể về gì?” mà còn là “Câu chuyện được kể như thế nào?”. Với kinh nghiệm 17 năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, Time Universal tự tin giúp các doanh nghiệp triển khai những câu chuyện thương hiệu “tỏa sáng” trong lòng khách hàng. 

Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn thêm:

Hotline: 0977-011-116

Email: info@timevn.com

Nguồn: Tổng hợp

Archives