4 Timers, Industry Updates, Library with tags , 22 September, 2021

ỨNG DỤNG AR TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), giúp người dùng tương tác với những nội dung số trong thực tại. Ứng dụng công nghệ AR là xu hướng không thể bỏ lỡ đối với hoạt động tiếp thị trong tương lai.

Tương lai của AR trong lĩnh vực Marketing Quảng cáo

Giữa giai đoạn truyền thông bùng nổ, công chúng hiện tại là người chủ động lựa chọn tiếp cận chiến dịch truyền thông nào và làm “ngơ” những thông điệp họ cảm thấy không thích thú. Chính vì thế, các nhà tiếp thị luôn tìm kiếm những cách sáng tạo, mới lạ để thu hút sự chú ý của khách hàng. AR (Thực tế tăng cường) là công nghệ đang được ứng dụng phổ biến trong các chiến dịch để tạo ra những trải nghiệm “Wow” cho công chúng, thu hút sự quan tâm của khách hàng vào hoạt động của chiến dịch.

AR là một công cụ trực quan mạnh mẽ truyền tải ý tưởng thông qua hình ảnh theo cách tương quan và hấp dẫn nhất

Quảng cáo ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR lên ngôi trong năm 2020 và tiếp tục là xu hướng năm 2021. Doanh thu quảng cáo AR toàn cầu năm 2018 ước đạt 428 triệu đô và dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba vào năm 2021. Mạng xã hội Facebook cũng đã rất nhanh chóng ứng dụng công nghệ này vào quảng cáo với các Face Filter, nó có thể giúp người dùng trải nghiệm mặc một bộ đồ lên người hay màu son môi, kính râm lên khuôn mặt người dùng mà không cần chạm vào sản phẩm vật lý.

Là một công nghệ mới có thể kết hợp nhiều tính năng tương tác hấp dẫn, mới lạ, AR được dự báo là công nghệ hỗ trợ sáng tạo tiềm năng trong Marketing – Truyền thông. Với tâm lý đám đông FOMO, công chúng tự nguyện chia sẻ về trải nghiệm thú vị của AR và lôi kéo bạn bè của họ tham gia vào chiến dịch như cách họ đã làm. Nhờ đó, các chiến dịch quảng cáo có thể được lan tỏa qua truyền miệng (Word of mount) và tăng khả năng viral tự nhiên. 

Các ứng dụng của AR trong hoạt động truyền thông

  • Ứng dụng với thiết kế phẳng

Các ấn phẩm thiết kế như flyer, poster, thiệp mời,… đã trở nên phổ thông và có giới hạn chỉ hiện thị hình ảnh phẳng. Do đó cách thức sáng tạo của các thiết kế phẳng bị hạn chế và đôi khi không còn mới lạ trên thị trường. Tuy nhiên bằng cách áp dụng công nghệ AR thì trải nghiệm của khách hàng với những sản phẩm in ấn sẽ trở nên thú vị và khác lạ hơn. Bằng các scan thiết kế phẳng, công chúng sẽ trải nghiệm hình ảnh 3D sáng tạo với những chuyển động ngắn, có thể xâu chuỗi thành câu truyện của thương hiệu. Kết hợp thiết kế phẳng với AR sẽ tạo ra những điểm chạm tương tác giữa nhãn hàng với công chúng trong hành trình mua hàng, từ đó tăng thêm thiện cảm và mức độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng.

Thiệp mời sự kiện AR của TikTok Awards Việt Nam
  • Ứng dụng trong trải nghiệm mua hàng

Trải nghiệm mua hàng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của công chúng. Sự phát triển của hình thức mua hàng trực tuyến đặt ra vấn đề cho các nhãn hàng là làm thế nào để đưa trải nghiệm mua hàng chân thực cho khách hàng online, để tất cả khách hàng có thể quan sát sản phẩm như tại cửa hàng. Có rất nhiều ý tưởng khác nhau nhằm làm cho quá trình mua hàng trở nên thú vị và chân thật và AR là một trong số đó với mục tiêu giúp tiết kiệm và công sức trong quá trình tìm mua sản phẩm của khách hàng. Người dùng chỉ cần mở camera là có thể quan sát từng góc cạnh của sản phẩm, thậm chí thử trực tiếp màu sắc kiểu dáng với sản phẩm mỹ phẩm, thời trang.

L’Oréal mới đây đã ra mắt tính năng ModiFace, thử nghiệm ảo hỗ trợ cho hoạt động mua sắm trên Instagram
  • Ứng dụng với filter mạng xã hội

Công nghệ AR đã được ứng dụng nhiều vào filter mạng xã hội, từ Facebook, Instagram đến Tiktok. Các nhãn hàng có thể sử dụng công nghệ AR tạo ra các minigame hay hiệu ứng filter thú vị và kết hợp với các cuộc thi, challenge với phần thưởng hấp dẫn để thu hút nhiều người tham gia, từ đó biến khách hàng trở thành những người sáng tạo nội dung viral cho nhãn hàng. Người dùng không chỉ chụp ảnh mà còn có thể tương tác qua các game đơn giản, dùng cửa chỉ, di chuyển gương mặt để tham gia các trò chơi ngắn, liên quan đến thương hiệu.

AR filter “Gieo quẻ đầu năm” do Time Universal sản xuất cho dự án Vinhomes Ocean Park
  • Ứng dụng trong tổ chức sự kiện

Sở hữu đặc tính kết nối chân thực và tương tác với người dùng cao, AR còn được ứng dụng một cách phổ biến trong hoạt động tổ chức sự kiện. Giờ đây, trước những biến động của tình hình dịch bệnh, hoạt động tổ chức sự kiện đang dịch chuyển sang môi trường số và AR ngày càng được ứng dụng nhiều trong các sự kiện trực tuyến. Vì thông qua màn ảnh nhỏ như máy tính, tivi, hình ảnh sân khấu thông thường sẽ dễ gây nhàm chán cho người xem nên áp dụng những hiệu ứng AR sẽ khiến sự kiện trở nên sinh động hơn mà không cần dàn dựng sân khấu quy mô lớn. Tất cả phối cảnh, ánh sáng đều được xử lý qua studio AR và được điều phối theo timeline sự kiện. Tuy nhiên, những hiệu ứng này chỉ hiển thị đối với người xem qua màn ảnh nhỏ, người xem trực tiếp sẽ không thấy được. 

Sân khấu AR của sự kiện “Note nhịp đam mê” của Samsung

Nếu doanh nghiệp của bạn cần giải pháp truyền thông ứng dụng AR, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về các hình thức ứng dụng của thực tế tăng cường.

Hotline: 0977-011-116

Email: info@timevn.com

Archives