20 August, 2021
Thiết kế là một ngành nghề “đầy rẫy” những nguyên tắc, mẹo, kỹ thuật nhưng cũng phát triển, đổi mới không ngừng. Bộ hai mươi nguyên tắc giới thiệu trên blog Time Universal có thể không mới lạ trong thiết kế đồ họa, tuy nhiên lại được áp dụng thường xuyên trong các thiết kế thương mại.
Phần 2 tiếp nối sẽ giới thiệu 10 nguyên tắc còn lại để bạn nắm rõ những nguyên tắc cơ bản, hiểu về công việc thiết kế cũng như áp dụng khi cần thiết.
Về cơ bản, tương phản là độ khác biệt giữa hai yếu tố trong thiết kế. Một số hình thức tương phản thường gặp là sáng – tối, dày – mỏng, to – nhỏ,…Tương phản là cách cơ bản để giúp thiết kế của bạn bắt mắt, thu hút thị giác người xem vào vị trí chủ đích. Thử tưởng tượng nếu sử dụng màu xám nhạt trên nền giấy trắng, độ tương phản sẽ rất thấp và chữ sẽ trở nên khó đọc. Vậy nên, khi đưa văn bản vào thiết kế hãy đảm bảo độ tương phản đủ cao để dễ dàng đọc phần chữ hơn.
Tương phản không chỉ là yếu tố phù hợp để tạo ra bố cục rõ ràng, nó còn thu hút ánh mắt đến một số điểm cố định. Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong thiết kế web để điều hướng người dùng đưa ra hành động, di chuyển theo flow đã được thiết kế.
Như khi chụp ảnh hoặc vẽ tranh, đóng khung một thiết kế là cách để có thể nâng cao giá trị hoặc thu hút sự chú ý đến những thành phần nhất định, nhấn mạnh những thành phần cụ thể có tầm quan trọng.
Khung cũng không nhất thiết phải ở dạng đồ hoạ, có thể cấu tạo từ một hay nhiều hình ảnh. Thử nhìn poster này đã sử dụng một vài đồ vật ngẫu nhiên để tạo ra khung cho những chữ tượng hình. Bằng cách này, bạn sẽ hướng sự chú ý đến tác phẩm bằng khung hình, và hướng mắt nhìn đến những thứ quan trọng.
Lưới tuy quan trọng, nhưng thường vô hình trong mọi thiết kế. Chúng là một hệ thống hàng và cột mà bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh các thành phần trong thiết kế. Tác dụng của chúng như một thước đo giúp bạn giữ nội dung trật tự, ngay ngắn, rõ ràng và đẹp đẽ.
Ví dụ này của Nikola từ Magazine Designing bao gồm 5 cột và các đường kẻ. Một số thành phần nằm trong 1 cột, trong khi những thành phần khác kéo dãn sang tới 2 cột, đôi khi 3 cột, vậy mà thiết kế vẫn rất ngay ngắn, sạch sẽ và gọn gàng.
Nếu bạn muốn linh động hơn, có thể chia thiết kế thành nhiều cột hơn. Dưới đây là thiết kế của Nikola từ Magazine Designing. Hình ảnh thể hiện cách mà lưới 12 cột có thể cho bạn sự linh động khi cần căn chỉnh các thành phần. Hãy để ý rằng một vài thành phần dãn ra trong nhiều cột, trong khi những cái khác chỉ nằm ở 2 cột là cùng.
Cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn luôn tôn thờ những gì thẳng hàng và trật tự. Nhưng còn những thiết kế thô ráp, ngẫu nhiên hơn thì sao? Sự khác biệt giữa “ngẫu nhiên trong thiết kế” và ngẫu nhiên thông thường nằm ở mục đích và cách thể hiện. Với thiết kế, mục tiêu chính của bạn sẽ là giao tiếp – tác phẩm này nói lên điều gì với người tiêu dùng? Có rõ ràng không? Làm sao để gia tăng tính tương tác?
Ví dụ poster của Heath Killen cho bộ phim “The Killer Inside Me” sử dụng phần lớn những nét chữ thô ráp được vẽ bằng tay, và những nơi sử dụng typeface, chữ cái thì có khoảng cách rời rạc không đều nhau.
Không cần phải quá ngay ngắn và ngăn nắp mới được gọi là thiết kế, khi bạn hiểu rõ mục đích của thiết kế bạn có thể sử dụng tính ngẫu nhiên và chơi đùa với yếu tố để tạo ra một sản phẩm phá cách.
Một khía cạnh quan trọng của thiết kế là phương thức mắt chuyển động trên bề mặt, việc này còn được gọi là dòng chảy. Nghiên cứu đã chỉ ra bản chất thói quen chuyển động của mắt và quỹ đạo mà chúng đi khi nhìn vào những vật cụ thể. Hãy nhìn vào bảng nghiên cứu quỹ đạo mắt của Nielsen Norman Group theo dõi mắt người dùng khi nhìn giao diện web để khám phá quỹ đạo chuyển động của chúng. Dưới đây là một bản đồ nhiệt lượng.
Thay vì 100% áp dụng theo những quỹ đạo này, hãy cố gắng đưa dòng chảy vào thiết kế của bạn theo từng trường hợp cụ thể. Chỉ cần nhớ mắt nhìn từ góc trái trên của tờ giấy và trượt xuống bên dưới, thế thôi. Vậy nên, dòng chảy của tác phẩm này khuyến khích người xem đọc và cảm nhận chữ viết trong khi thâm nhập vào bức ảnh.
Đây là chủ đề gây ra nhiều cuộc tranh luận trong thiết kế. Có 2 quan điểm: một cho rằng chẳng có luật lệ nào trong thiết kế, phần còn lại thì phản biện rằng quy tắc có rất nhiều. Và thật vậy, tất cả họ đều đúng. Lĩnh vực nào cũng có những quy tắc phổ quát, ví dụ như: Đảm bảo typography phải rõ ràng dễ đọc, ảnh có độ phân giải rõ nét, khoảng cách chữ phải hợp lý,… Những nguyên tắc này là điều cơ bản trong thiết kế, những thứ giúp bạn tạo ra một thiết kế đơn thuần. Nhưng cũng như nhiều cuộc tranh luận cho rằng: một khi đã học được chúng, bạn có quyền phá vỡ chúng.
Một ví dụ khác về việc xoá bỏ nguyên tắc mà bạn có lẽ từng xem qua trong hành trình sáng tạo đó là thiết kế của David Carson. Carson là nhà thiết kế tiên tiến theo trường phái Grunge, ông thường thiết kế ấn phẩm cho Ray Gun Magazine, với nhiều hình ảnh gây shock, linh hoạt, và bẻ cong các quy luật vẫn còn được tôn vinh đến tận bây giờ.
Bạn đã bao giờ thấy ai đó miêu tả một bức tranh hoặc tác phẩm nghệ thuật chứa “rất nhiều chuyển động bên trong”? Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế chuyển động là quy tắc phổ biến trong nghệ thuật thị giác, bao gồm cả thiết kế đồ hoạ. Các nguyên tắc phương hướng và dòng chảy cũng đóng vai trò lớn trong chuyển động của thiết kế.
Ngoài ra, bạn còn rất nhiều phương pháp khác để tạo ra chuyển động đúng nghĩa trong thiết kế.
18. Chiều sâu
Chiều sâu là một nguyên tắc thú vị và được áp dụng cho cả các thiết kế phẳng, giúp tạo được cảm giác về độ sâu và độ mở trong thế giới 2 chiều. Kỹ thuật gần như phổ biến nhất được biết đến là đổ bóng. Không phải lúc nào cũng đổ theo hướng thẳng, đôi khi bóng của vật thể bị kéo dãn, bẻ cong, biến dạng và xiên lệch. Bằng cách quan sát bóng của thế giới thực, xem ánh sáng chiếu lên những vật thể ở nhiều điểm khác nhau bạn sẽ biết cách tái tạo chúng trên thiết kế.
Hãy nhìn vào một ví dụ thể hiện bóng đổ một cách hiệu quả để tạo chiều sâu.
Một kỹ thuật khác là chồng chéo các thành phần, giảm thiểu bề mặt phẳng, tạo cảm giác lớp lang, nhiều tầng khác nhau.
Một phương pháp nữa là chơi đùa cùng góc nhìn, đây là một kỹ thuật giúp tạo ra “hiệu ứng 3D”. Bằng cách tùy chỉnh góc nhìn của một vài yếu tố, bạn có thể tạo ra ảo giác vật thể như đang dựng chúng lên khỏi trang giấy, tăng độ sâu cho thiết kế.
Typography là một yếu tố thường xuyên xuất hiện trong của thiết kế. Câu từ không chỉ thể hiện nội dung mà còn có “tiếng nói” riêng dựa vào kiểu cách của chúng. Nhìn vào những trang báo của tờ tạp chí thiết kế bởi Benjamin Bours , mỗi thứ đều có tiêu đề riêng được thiết kế rất phức tạp và hiệu quả. Kiểu typography chi tiết phô diễn này gọi là chữ viết trình diễn.
Khi nhắc đến typography, thường nhắc đến cùng nghệ thuật kết hợp các typeface. Không đơn giản chỉ lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này nghe có vẻ dễ nhưng tương đối khó nhằn, bởi kết hợp sai sẽ phá hỏng cả thiết kế. Một ví dụ ứng dụng thành công là sản phẩm của Tạp chí 99U Magazine, sử dụng chủ yếu những typeface nhưng đã kết hợp chúng trong một hệ thống riêng biệt.
Bố cục không chỉ là sự sắp xếp khái quát của các thành phần trong thiết kế, mà có thể áp dụng tất cả 19 nguyên lý đã đề cập trước đó. Bạn có thể sử dụng tỷ lệ, sự lặp lại, typography, đường, sự ngẫu nhiên,…để tạo ra tính độc đáo cho sản phẩm thiết kế.
Dưới đây là một ví dụ ngẫu nhiên khác – poster của Lab B Design Office, thiết kế sử dụng những kỹ thuật và nguyên lý tương tự như trên. Cấp bậc được thể hiện rõ ràng bằng cách đóng khung những chữ viết trong hộp và tạo khung hình ảnh với chữ viết.
Nhìn chung, bằng cách sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, nội dung khác nhau, bạn có thể tạo ra vô số cách dàn trang. Trước khi xuất bản, gửi đi một thiết kế hãy cân nhắc các câu hỏi sau đây để đảm bảo thiết kế sẽ đạt được hiệu quả mong đợi: