02 April, 2022
Trong những năm trở lại đây, Gamification được xem như điểm sáng trong kế hoạch truyền thông của nhiều lĩnh vực và ngành tài chính – ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Vậy hãy cùng Time Universal tìm hiểu trong bài viết dưới đây tại sao Gamification lại giúp lĩnh vực tài chính – ngân hàng vốn “khô khan” lại thành công trong “thương vụ” tăng tương tác với khách hàng tới vậy nhé!
Gamification là gì?
Gamification là quá trình tích hợp các thành phần của Game (từ kỹ thuật, cách thức, luật chơi và nhiều yếu tố khác..) vào ứng dụng thực tiễn như trang web, app doanh nghiệp, cộng đồng trực tuyến với mục đích tạo động lực và hứng thú của người dùng với ứng dụng. Thông qua đó, nhãn hàng có thể dần thay đổi nhận thức của họ và tăng tỉ lệ chuyển đổi hành vi trong các hoạt động kế tiếp với doanh nghiệp. Một số hình thức Gamification phổ biến hiện nay có thể kể tới: Bảng xếp hạng, quay số trúng thưởng, xây dựng nông trại/thành phố mini,…
Dù có xuất phát điểm từ những năm 1900s nhưng phải tới hồi tháng 9/2020, khi startup fintech Momo giới thiệu ra cuộc thi tranh tài kiến thức tương tác mang tên “Học viện MoMo”, ứng dụng Gamification mới thực sự “nở rộ” tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện cuộc thi tranh tài trực tuyến trên một nền tảng tài chính với hơn 7 triệu người tham gia. Điều này đã tạo nên làn sóng khổng lồ khiến các “ông lớn” như Grab, Shopee, Lazada hay các đơn vị cùng ngành như Viettel Money, ZaloPay… cùng vào cuộc và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing.
Ứng dụng Gamification trong tài chính – ngân hàng: Chiến lược “câu khách” đầy thông minh
Các chuyên gia cho rằng: “Gamification không những là một “sợi dây hồng” lý tưởng để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng nhanh chóng mà còn tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp”.
Lý giải cho điều này có thể kể tới một số ưu điểm nổi bật của Gamification như:
Ví Momo – Chương trình “Thành phố MoMo: Giải đố xây thành phố – Cùng tranh 10 tỷ đồng”
Ra mắt vào đầu tháng 7/2021, kết quả chiến dịch này khiến nhiều đối thủ phải “ganh tị” khi thu hút tới 8 triệu người tham gia. Người chơi cần giải đố các câu hỏi vui, câu hỏi mẹo, xoay quanh các kiến thức thuộc đời sống hàng ngày, văn học, điện ảnh, thể thao,.. và có cơ hội tranh giải tiền mặt tới 10 tỷ đồng khi “xây” đủ 3 tòa nhà.
Thông qua trò chơi, Momo đã khéo léo đưa các nhiệm vụ ứng với các tính năng sản phẩm như chuyển tiền, chuyển tiền trong mục bạn bè,.. để duy trì số lượng tương tác giữa khách hàng.
Ví ZaloPay – Chương trình “Săn Heo Chiêu Tài: Heo phát tướng, Ví phát tài”
Diễn ra xuyên suốt dịp Tết 2019, hình ảnh chú Heo Chiêu Tài có đôi tai chiêu tiền, cùng các hoạt động như săn heo, nuôi heo, đập heo đã nhận được đông đảo sự tham gia trong dịp đầu xuân năm mới. Theo thống kê của ví ZaloPay, chỉ trong gần 1 tháng diễn ra chương trình, tổng số giao dịch thanh toán và lì xì trên ví đã tăng 400% so với năm ngoái. Đây đã trở thành “bước đệm” giúp ZaloPay hoàn thiện mục tiêu trở thành chiếc ví “quốc dân” của người dân Việt Nam.
Ngân hàng MB Bank – Chương trình “Săn ong vàng”
Đi đầu trong các ngân hàng ứng dụng Gamification, “Săn Ong Vàng” là game tương tác đầu tiên trên MB Bank và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ giới trẻ. Có lẽ, phần thưởng tiền mặt có trị giá cao và tựa game thuộc tính xác suất dễ chơi khiến đây trở thành điểm cộng để MB Bank thu hút người dùng. Cụ thể, chỉ trong một tuần đầu tổ chức, MB Bank đã có liên tiếp 2 người chơi may mắn săn được giải Ong Chúa lên tới 25.000.000 đồng và 10.000.000 đồng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm về ứng dụng Gamification, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Hotline: 0977-011-116
Email: info@timevn.com