20 October, 2015
Dù bạn làm gì, thì cái quan trọng nhất của marketing vẫn là bán được hàng, nâng cao doanh số. Không ít Marketer đã quên mất điều này và loay hoay với những kế hoạch hoành tráng, những xu hướng thời thượng, mà quên mất phải bán hàng, phải thu được ROI như mong muốn. Đã qua cái thời quảng cáo và marketing trực tuyến chỉ thuần tuý phục vụ mục đích tăng nhận biết thương hiệu và tăng lượt truy cập website mà không quan tâm tới hiệu quả để đạt được những mục tiêu thực sự (danh sách khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng…). Hơn nữa, việc gia tăng lượt truy cập luôn tốn kém và gặp nhiều cạnh tranh hơn so với việc tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization – CRO) để biến khách hàng đã và đang truy cập website thành khách hàng thực sự.
Conversion Rate (CR) là tỷ lệ chuyển đổi của website. Nếu là website bán hàng thì đó là tỷ lệ lượt người truy cập chuyển thành đơn hàng. Nếu là landing page của sự kiện thì là tỷ lệ khách đăng ký tham gia, nếu là tài liệu thì là tỷ lệ người tải tài liệu so với lượt người truy cập, …
Conversion Rate Optimization (CRO) là phương pháp phân tích dựa trên số liệu thống kê và phản hồi người dùng để nâng cao khả năng chuyển đổi của website. Hay định nghĩa ngược lại thì CRO chính là tìm ra lý do tại sao khách truy cập website không chuyển thành khách hàng để khắc phục và làm nó tốt hơn.
Chúng tôi nhận thấy các điểm chính của CRO sẽ diễn ra tại Việt Nam trong năm 2016 như sau:
Rõ ràng nhất của xu hướng này là việc đầu tư cho thiết kế giao diện website. Một website ngày nay mang lên mình nhiều trọng trách. Nó vừa phải đẹp (vì là bộ mặt, hình ảnh 24/7 của doanh nghiệp/tổ chức), vừa là công cụ hỗ trợ marketing và bán hàng tích cực nhất. Là đơn vị tư vấn và trực tiếp xây dựng nhiều website lớn tại Việt Nam hơn 10 năm qua, chúng tôi nhận thấy, không chỉ các tập đoàn lớn đã có ngân sách hàng năm cho việc nâng cấp hay làm mới lại giao diện website mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã chịu chi hơn rất nhiều cho website. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, rõ ràng cuộc chiến cạnh tranh trên mặt trận quảng cáo không dành cho họ, nhưng trên “sân nhà” (là website của mình), họ hoàn toàn có thể giành lợi thế giữ chân khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thực sự.
Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, giao diện website vừa cần phải theo kịp các xu hướng thiết kế thời thượng vừa phải đảm bảo được tính rõ ràng, dễ truy cập của thông tin trên mọi trình duyệt, thiết bị. Làm sao để trên giao diện website, các yếu tố Kêu gọi hành động (Call To Action – CTA) phải dễ tìm thấy nhất và kích thích người dùng tương tác nhất, vì đó chính là cách nhanh nhất để gia tăng CR.
Nhiều doanh nghiệp/tổ chức tiến hành kiểm thử (A/B testing) để thử nghiệm rất nhiều phương án đặt CTA khác nhau, sau đó tiến hành thống kê, phân tích xem thực sự cái nào hiệu quả hơn để tiến hành điều chỉnh giao diện. Hay các doanh nghiệp mà việc kinh doanh gắn liền với website như Thương mại điện tử, họ có hẳn 1 bộ phận nghiên cứu hành vi và trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) để thực hiện điều này. Giao diện website ngày nay như một thực thể sống, thay đổi hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần là 1 thiết kế tĩnh duy trì hàng năm trời như trước đây.
Website của Nissan Vietnam do Time Universal tư vấn và thực hiện
Hướng tiếp theo của CRO là đầu tư vào nội dung cho website. Nội dung tốt vừa giúp tối ưu website với các công cụ tìm kiếm (SEO), tức là tăng được lượng khách truy cập website, vừa giúp bạn giữ chân và dẫn dắt họ theo mong muốn của mình. Chính việc tổ chức và xây dựng nội dung tốt cũng sẽ góp phần quan trọng trước tiên quyết định việc website sẽ có một giao diện tốt hay không, cũng như các CTA được viết một cách sáng tạo sẽ đủ kích thích người dùng tương tác với các nội dung của website.
Đầu tư cho nội dung cũng thể hiện ở việc lựa chọn đa dạng thể loại: các website ngày nay không chỉ thuần túy có nội dung text, ảnh mà rất nhiều nội dung được hình ảnh hóa hay dưới dạng multimedia như infographic hay motion video. Rõ ràng khi khách hàng nhìn thấy một website được đầu tư nội dung cẩn thận, chỉn chu thì sự tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp của bạn làm đối tác hay quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ gia tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, đầu tư vào tối ưu nội dung ở Việt Nam không hề dễ dàng vì thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ. Đơn vị có bộ phận truyền thông thì phần nhiều chỉ quen viết thông cáo báo chí hay các bài PR mà chưa có kỹ năng viết nội dung cho web; đơn vị nhỏ thì lại giao phần việc quan trọng này cho các nhân viên tập sự hay nhân sự thuê ngoài chỉ có kỹ năng về viết bài phục vụ cho SEO. Xu hướng này sẽ dẫn đến hình thành các dịch vụ chuyên nghiệp cho xây dựng nội dung website. [Tìm hiểu thêm về dịch vụ này]
Hướng thứ ba của CRO là xây dựng các website chuyên biệt dành cho từng mục đích để thuận tiện cho việc tối ưu. Trước đây website doanh nghiệp (coporate site) được dùng cho rất nhiều mục đích khác nhau, và sau một thời gian, nó trở thành một nồi lẩu thập cẩm không ai muốn đụng vào. Giờ đây, với mỗi mục đích, doanh nghiệp sẽ xây dựng thêm các microsite, landing page riêng. Việc chia nhỏ này chính là phục vụ cho CRO, giúp nhóm đối tượng mục tiêu của mỗi mục đích sẽ được chăm sóc tập trung một cách tốt nhất, việc thống kê phân tích hiệu quả cũng chuẩn xác hơn.
Xu hướng thứ tư của CRO, cũng là hướng nằm trong xu thế chung của Digital Marketing tại VN trong thời gian tới, là xây dựng website thân thiện với các thiết bị di động để gia tăng CR. Đây có lẽ đang là lý do lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam đang gấp rút chạy đua đầu tư xây dựng lại website khi nhận được các con số thống kê về tỷ lệ người dùng mobile/tablet để truy cập website đã bỏ xa số người truy cập từ desktop và tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Xem các phần khác của Xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam năm 2016: