14 July, 2020
Như vậy là đã nửa năm 2020 trôi qua. Tháng 6 vừa rồi kết thúc cũng đánh dấu một nửa năm mà thế giới digital đã có rất nhiều biến chuyển, đặc biệt là những thay đổi xoay quanh đại dịch COVID-19. Cùng điểm lại những update quan trọng trong tháng 6 vừa qua nhé.
Facebook đang cho thấy một sự nỗ lực lớn khi không ngừng cải tiến tính năng của mình để kéo thêm nhiều game streamers.
Nếu ai đam mê hiểu biết về game online, đặc biệt các game online quốc tế như PUDG, sẽ biết rằng ứng dụng stream Mixer có thể sẽ sớm bị loại bỏ & thay vào đó là Facebook livestream, đây có lẽ là động lực để Facebook đỗ dồn sự chú ý vào nó.
Facebook hiện nay đã mở rộng tính năng “fan subscriptions”, cho phép người xem tài trợ tài chính cho các gamers.
Facebook sẽ nhanh chóng tung ra bản thử nghiệm cho các streamers tại một số quốc gia Australia, Brazil, Canada, Mexico, Thailand, the UK & the US, điều kiện họ có 250 người quay lại xem livestream hàng tuần, có thể đăng ký mở rộng “Level Up program”
Facebook không những tìm cách thức để streamers kiếm tiền bằng khoảng tài trợ của người xem mà còn cố gắng phát triển những hình thức khác. Điển hình là họ đang thử nghiệm một số quảng cáo chạy trong lúc livestream, bao gồm những quảng cáo xuất hiện đầu hoặc giữa live, hay là một hình ảnh quảng cáo xuất hiện trước khi livestream bắt đầu lên sóng.
Facebook cũng đang mong chờ phản ứng của người xem như thế nào & ảnh hưởng của những sự thay đổi này sẽ lớn đến đâu. Đây chắc chắn sẽ tạo nên sự thay đổi đáng kể cho các streamers (gamers & creators) bởi vì họ có thể kiếm được lợi nhuận từ chính những tính năng mới này, khích lệ họ xây dựng nhiều nội dung sáng tạo và kiếm thêm nhiều người xem cũng như người theo dõi mình.
2. Tính năng “Collections List” hiện nay có thể chia sẻ công khai
Tính năng Collections List của Facebook cho phép bạn có thể thêm các mục (bao gồm cả link, hình ảnh,…) vào một danh sách mà sau đó bạn có thể truy cập lại, gần giống như mục lưu trữ nội dung. Và từ thời điểm này, những danh sách này có thể được chia sẻ công khai trên trang cá nhân, với những người đóng góp, bạn bè hoặc cộng đồng.
Tính năng này có thể mở ra cơ hội hợp tác giữa các thương hiệu & influencers (người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng). Một ví dụ mô phỏng, những thương hiệu nội địa, có thể tạo ra một danh sách “Những sự kiện có tầm ảnh hưởng ở thành phố Hồ Chí Minh” & quảng cáo sự kiện ở mỗi doanh nghiệp, influencers & creators có thể quảng cáo cho mỗi sự kiện theo nội dung mình mong muốn.
Tính năng này sẽ được mở rộng với tất cả người dùng, cùng mong chờ xem tính năng chia sẻ collections list này còn có thể ứng dụng vào điều gì nữa nhé.
3. Điều kiện tạo cửa hàng thương mại trên Facebook
Instagram vừa thông báo rằng họ sẽ điều chỉnh một số yêu cầu đối với những ai đang hoạt động thương mại trên nền tảng của họ. Và sau khi Instagram công bố những điều kiện đủ để thương mại trên Instagram thì những yêu cầu này sẽ sớm ứng dụng trên cả Facebook.
Bây giờ, mọi tài khoản của doanh nghiệp & tài khoản người dùng, với các sản phẩm được đánh giá đủ điều kiện, đều có thể sử dụng tính năng mua sắm mới & thẻ mua sắm. Những tính năng này giúp đưa thêm nhiều người dùng đến website của doanh nghiệp để mua hàng. Bạn không còn cần phải thiết lập cửa hàng trên Facebook mà có thể chờ sự phê chuẩn trên cả hai nền tảng.
Sự thay đổi này sẽ sớm được áp dụng vào ngày 9 tháng 7 đối với Instagram, cụ thể là Instagram Shopping. Và sau đó sẽ có thông báo chính thức ngày áp dụng trên Facebook.
4. Facebook tìm cách nâng cao một số tính năng để chống đối nạn phân biệt chủng tộc
Cải thiện các chính sách, sản phẩm và chương trình: Facebook đầu tư vào con người và công nghệ để “tự động phát hiện và loại bỏ những nội dung mang tính bạo lực & xúc phạm cộng đồng người da màu. Facebook cũng xem xét các chính sách xung quanh việc xử lý các nội dung vi phạm & những cuộc thảo luận tiêu cực. Họ cũng tìm những biện pháp nhằm khuếch đại tiếng nói của người da đen & luôn đảm bảo sự đa dạng & bình đăng chủng tộc trong chính đội ngũ của mình.
Đầu tư vào cộng đồng người da màu:Facebook tuyên bố rằng sẽ đầu tư 1 tỉ USD để hỗ trợ cộng đồng người da màu ở khắp nước Mĩ. Facebook cũng xác định trong năm nay, họ sẽ bổ sung thêm 200 triệu USD cho các doanh nghiệp, người sáng tạo và tổ chức thuộc sở hữu của người da đen.
Ra mắt một điểm đến mới: Facebook tạo ra một điểm đến mới mang tên “Lift Black Voices, được thiết kế để khuếch đại tiếng nói cộng đồng da đen, tại đây có thể chia sẻ tài nguyên giáo dục và lòng ghép những câu chuyện thông qua việc gây quỹ.
Những thay đổi này có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp, nhưng hy vọng, họ sẽ khôn khéo tận dụng những tác động mạnh mẽ trong khoảng thời gian này để có thể cải thiện & củng cố những chiến dịch của mình, đặc biệt là những người cần nó nhất.
5. Chuyển đổi giữa tài khoản cá nhân và doanh nghiệp trong Messenger
Facebook đang tìm cách cải tiến tính năng giúp các nhà quản lý Page trả lời tin nhắn truy vấn dễ dàng hơn bằng cách thêm một sự chuyển đổi mới, đơn giản sẽ cho phép chuyển đổi giữa các tài khoản Messenger cá nhân và doanh nghiệp.
Như bạn có thể thấy trên hình, bây giờ, khi bạn chạm và giữ ảnh hồ sơ của mình trong Messenger, bạn sẽ có thể nhanh chóng chuyển sang hộp thư đến của doanh nghiệp mình.
Facebook giải thích: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, hơn 90% quản trị viên kinh doanh trên Facebook đã sử dụng Messenger để trò chuyện với bạn bè, gia đình và chúng tôi nghe được từ nhiều người rằng họ không muốn tải xuống và quản lý nhiều ứng dụng.” Hộp thư đến của doanh nghiệp trong Messenger sẽ giúp các doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng và dễ dàng. Các doanh nghiệp cũng có thể chọn nhận thông báo trong ứng dụng Messenger để nhắc nhở thông báo từ khách hàng kịp thời.
Đây là một bổ sung đơn giản nhưng hiệu quả – với hoạt động nhắn tin ngày càng tăng trong bối cảnh COVID-19, Facebook vẫn luôn tìm cách cung cấp nhiều công cụ thương mại điện tử hơn, giúp nhiều doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tuỳ chọn trực tuyến, đáp ứng nhanh nhu cầu truy vấn liên tục từ khách hàng của họ.
Hộp thư đến doanh nghiệp mới hiện đang được triển khai trong ứng dụng Messenger trên iOS và sẽ đến với Android trong vài tuần tới.
6. Facebook cho phép Quảng cáo khẩu trang với định vị là phụ kiện thời trang
Vào 10/6 vừa qua, Facebook đưa ra thông báo chính thức cho phép các nhà quảng cáo có lịch sử quảng cáo ít nhất 120 ngày, có thể chạy quảng cáo sản phẩm khẩu trang thường/khẩu trang vải (vẫn nghiêm cấm quảng cáo khẩu trang y tế)
Đây là thông báo một phần đi ngược lại so với lệnh cấm tạm thời vào tháng 3/2020 đối với tất cả các quảng cáo liên quan đến khẩu trang. Mục đích của lệnh cấm đó là để chống các trường hợp lừa đảo, tuyên bố y tế sai lệch, thiếu hụt nguồn cung y tế, giá tăng cao.
Vậy tại sao lại có sự thay đổi này? Facebook cho biết “nhiều cơ quan y tế hiện nay khuyên rằng nên đeo khẩu trang thường & tránh sử dụng các khẩu trang y tế”, khẩu trang đã trở thành một yêu cầu để vào nhiều cửa hàng và họ đã thấy nhiều doanh nghiệp bắt đầu sản xuất khẩu trang vải để đáp ứng nhu cầu.
7. Facebook thử nghiệm công cụ Email Marketing mới
Một số các nhóm doanh nghiệp nhỏ được lựa chọn và các trang đã được cấp quyền truy cập để kiểm tra hiệu quả công cụ email marketing từ chính nền tảng của Facebook.
Facebook có vẻ đang muốn thông trị mọi con đường tiếp cận khách hàng mới lẫn cũ, và tính năng mới này cho thấy họ sẽ vượt lên khỏi lĩnh vực chủ chốt đó là cung cấp quảng cáo và tiến đến các giải pháp digital marketing khác. Theo báo cáo của AdWeek, công cụ hiện tại chỉ có khả năng soạn & gửi email đến danh sách mà chính nhà quảng cáo cung cấp (giống như cách hoạt động của email marketing truyền thống). Hi vọng Facebook có thể sớm tận dụng nguồn dữ liệu người dùng của mình để làm cho giải pháp của họ hấp dẫn hơn các
Để tối ưu hoá các chiến dịch Google Search thì điều cần thiết nhất đó là hiểu lý do vì sao conversion (tỉ lệ chuyển đổi) có sự thay đổi. Tuy nhiên rất khó để có thể đoán ra khi có rất nhiều tác động lên conversion. Để giúp bạn dễ dàng biết được những chuyển biến số lượng conversion, bây giờ bạn có thể sử dụng “Explanations” trong chính chiến dịch Google Search của mình.
Với Explanation, bạn có thể hiểu lý do vì sao có sự thay đổi số lượt nhấp chuột, tần suất xuất hiện quảng cáo, giá thầu & sự chuyển đổi trên mỗi lần nhấp chuột. Điều này giúp bạn dễ dàng dành nhiều thời gian tập trung vào việc tối ưu hóa thay vì điều tra các vấn đề về hiệu suất
Trước khi sử dụng Explanations cần lưu ý:
Google sẽ tiếp tục mở rộng một số tính năng trên Explanation trong những tháng tiếp theo, hãy theo dõi & tìm kiếm hỗ trợ tại Google Ads Help Center.
2. Smart Campaigns giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Smart Campaigns (chiến dịch thông minh) được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ trên nền tảng, hiện đã có mặt tại 150 quốc gia & được hỗ trợ tại Google Ads.
Smart Campaign giúp bạn dễ dàng đưa quảng cáo xuất hiện trong vòng 15 phút, tiếp cận nhiều đối trong khoảng thời gian thích hợp. Google giới thiệu những tính năng giúp bạn hiển thị phù hợp trên mọi thiết bị, đánh dấu trên Google Maps, thấy được kết quả quảng cáo ngay chính trên Google Search và kiểm soát giao diện xuất hiện của quảng cáo.
Đăng ký trực tiếp thông qua ứng dụng: Bây giờ bạn có thể đăng ký vào “Smart Campaigns” & chạy quảng cáo trực tiếp bằng Google Ads mobile app. Google đã rút ngắn các quá trình cùng với giao diện dễ dàng sử dụng, vì vậy bạn có thể nhanh chóng thực hiện quảng cáo ngay lập tức. Đặc biệt là ứng dụng này có thể tải về trên cả 2 hệ điều hành IOS & Android.
Đánh dấu miễn phí trên Google Map: Mỗi tháng, hơn 1 tỉ người dùng Google Map để xem những gì đang có ở xung quanh họ, tìm hiểu về thương hiệu & tìm chỉ dẫn đến doanh nghiệp của bạn. Ghim quảng cáo trên Google Map giúp doanh nghiệp bạn nổi bật trong một khoảng thời gian với những hình thức dịch vụ ví như giao nhận hàng, hoặc một số dịch vụ đặc thù khác.
Bởi vì sẽ có nhiều khách hàng mong muốn đến thăm doanh nghiệp của bạn lần nữa, nên Google muốn khuyến khích họ thực hiện ngay. Vì thế, tháng 10 năm 2020, bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoảng chi phí nào với những cú nhấp, gọi hoặc bán sản phẩm bằng hình thức quảng cáo ghim trên Google Map.
Nhìn thấy trạng thái quảng cáo trực tiếp ngay trên Gooogle.com: Đế tiện cho bạn kiểm soát trạng thái quảng cáo, Google đã tạo một số tính năng giúp truy cập dễ dàng hơn. Với thanh công cụ tìm kiếm nhanh, bạn có thể nhìn thấy ngay lập tức trạng thái “Smart Campaign”, chiến dịch thể hiện như thế nào, và quảng cáo xuất hiện như thế nào với khách hàng tiềm năng. Đầu tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản của Google Ads. Sau đó, tìm kiếm cụm từ “My Ads” hoặc “Google Ads” trên Google.com.
Kiểm soát mỗi khi quảng cáo xuất hiện: Google được biết là các doanh nghiệp nhỏ muốn kiểm soát từ khoá để giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên tìm kiếm của Google. Với Google Themes, nó có thể đưa quảng cáo của bạn đến khách hàng tiềm năng tìm kiếm những cụm từ liên quan. Điều này có nghĩa bạn sẽ tiếp cận thêm nhiều đối tượng phù hợp hơn & tiết kiệm thời gian hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn sửa đổi hoặc xoá những từ khoá mình không mong muốn, tất cả đều nằm trong sự kiếm soát của bạn.
3. Cập nhật chiến lược Target Impression Share
Năm ngoái, Google đã thông báo rằng các chiến lược Target Search Page Location và Target Outranking Share bid sẽ không còn khả dụng cho các chiến dịch mới. Trong vài tuần tới, các chiến dịch hiện tại đang sử dụng các chiến lược này sẽ tự động chuyển sang sử dụng chiến lược Target Impression Share dựa trên các vị trí mục tiêu trước đó và lịch sử hiển thị.
Target Impression Share là chiến lược đặt giá thầu thông minh cho phép tự động đặt giá thầu với mục tiêu hiển thị quảng cáo trên đầu trang hoặc bất kỳ nơi nào trên trang tạo được kết quả tìm kiếm tốt nhất. Target Impression Share có sẵn dưới dạng chiến lược tiêu chuẩn trong một chiến dịch đơn hoặc chiến lược danh mục chạy xuyên suốt nhiều chiến dịch.
4. Quản lý chiến dịch tốt trong mùa dịch Covid-19
Đối với hiện trạng dịch Covid-19 kéo dài & gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế, Google nhanh chóng cập nhật hai hạng mục hướng dẫn về sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần lưu ý để có thể quản lý chiến dịch của mình trong mùa Covid-19. Điều này bao gồm các tài nguyên mới để đánh giá chiến lược truyền thông của bạn và điều chỉnh các chiến dịch của bạn dựa trên việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Instagram biết creators (những người sáng tạo) & influencers (những người có sức ảnh hưởng) trên nền tảng này mang sức ảnh hưởng khủng lồ, và theo cách nào đấy, chính là trung tâm của nền tảng Instagram.
Người dùng Instagram và các thương hiệu đều yêu thích creators, và họ thực sự có khả năng đưa người dùng đến IGTV, theo hướng mà họ & thương hiệu mong muốn.
Chính vì điều này, Instagram đưa ra một số cách thức mới giúp cho creators kiếm tiền trên nền tảng này, đặc biệt trong khoảng thời gian kinh tế khó khăn.
Và điều cuối cùng họ muốn chính là lượng khán giả (cả influencers & người xem) sẽ đổ dồn vào IGTV thay vì TikTok.
Một trong những tính năng mà Instagram mang đến đó là “Badges”, giúp người xem có thể ủng hộ tài chính cho creators/influencers trong lúc họ đang live. Những badges này sẽ xuất hiện cạnh tên người dùng trong suốt thời gian live.
2. Quảng cáo kiếm tiền IGTV
Thông báo đặc biệt, quảng cáo sẽ đến với IGTV, một video quảng cáo ngắn sẽ xuất hiện khi người dùng nhấp vào IGTV của ai đó từ những đoạn xem trước xuất hiện trên newfeed. Những quảng cáo này sẽ thân thiện với thiết bị di động, sử dụng định dạng dọc với thời gian chạy tối đa là mười lăm giây.
Creators có thể dụng IGTV & tạo ra nội dung để tăng lượng truy cập, và trực tiếp lấy lợi nhuận từ đó. Bởi vì khi người dùng nhấp vào đoạn xem trước IGTV & nhìn thấy quảng cáo, thì creators đã chia sẻ quảng cáo đến một người & nhận phần lợi nhuận quảng cáo.
Bởi vì quảng cáo IGTV chính là nguồn thông tin, tin tức thương hiệu nên Instagram đang muốn thử nhiều cách trải nghiệm khác nhau trong một năm & lựa chọn hình thức hoạt động hiệu quả nhất. Ví dụ tính năng bỏ qua quảng cáo sau một vài giây xuất hiện. Mục đích cuối cùng là tìm ra giải pháp giúp cho creators không mất lượt xem, thương hiệu quảng cáo sản phẩm hiệu quả & người xem hài lòng với trải nghiệm của mình.
3. Thử nghiệm tích hợp hai ứng dụng Messenger & Instagram Direct
Có lẽ các bạn đã biết, cuối năm 2019, Facebook có một kế hoạch lớn đó là tích hợp Messenger, Direct – tin nhắn trong Instagram và Whatsapp tạo nên một công cụ giao tiếp liên tục, hợp lý & có thể truy cập từ cả ba ứng dụng. Dường như việc tích hợp chuẩn bị đi đến hồi kết & sắp sửa ra mắt với công chúng.
Tính năng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Một số đối tượng người dùng đã nhận thấy rằng có một cuộc thử nghiệm đang diễn ra, cung cấp cho người dùng sự lựa chọn “nhận tin nhắn Messenger trên nền tảng Instagram”. Instagram xác nhận đấy chỉ là những bài kiểm tra trải nghiệm người dùng & hứa hẹn sẽ đưa đến trải nghiệm tốt nhất.
Ban đầu, tính năng này mang lại lợi ích cho người dùng, marketers & thương hiệu, tạo một tùy chọn tin nhắn trực tiếp được sắp xếp hợp lý trên nhiều nền tảng.
Vẫn chưa chính thức có một công bố nào nhưng tin tức này lại làm rất nhiều người phấn khích & mong chờ.
4. Instagram mở rộng chức năng mới “REELS” – chức năng cạnh tranh trực tiếp với TikTok sang nhiều khu vực hơn
Tháng 11 năm ngoái, Instagram đã thêm một chức năng mới gọi là ‘Reels’ vào ứng dụng của mình, tuy nhiên chỉ dành cho người dùng ở Brazil, và phần lớn tính năng lấy ý tưởng từ nền tảng TikTok.
Chế độ Reels này cho phép tạo các video clip dài 15 giây, có thể thêm nhạc và được ghép với nhau từ nhiều clip khác nhau. Reels video có thể được chia sẻ và phối lại, giống như cách thức mà TikTok đang hoạt động.
Theo TechCrunch, Instagram hiện sẽ cho phép người dùng chia sẻ Reels ngay newfeed chính của Instagram, ngoài story, Reels cũng sẽ tạo một không gian dành riêng cho người dùng và sẽ xuất hiện trên thanh Explore – Khám phá, giúp mở rộng việc sử dụng Reels và trở thành một tùy chọn nội dung phổ biến hơn
TikTok
TikTok chính thức giới thiệu TikTok for Business
Mới đây, TikTok ra mắt một website TikTok for Business, cung cấp cho marketers một loạt các tài nguyên và công cụ để giúp họ sử dụng chiến dịch video quảng cáo hiệu quả.
Theo giải thích của TikTok: “Với sự ra mắt của TikTok For Business, chúng tôi sẽ bắt đầu nắm bắt những khoảnh khắc sáng tạo, tích cực và khiến cộng đồng của chúng tôi trở nên đặc biệt với doanh nghiệp bằng các giải pháp kết nối và phát triển cộng đồng.”
Website bao gồm các mẹo, ghi chú và liên kết đến các công cụ TikTok khác, như Creator Marketplace và quảng cáo trên nền tảng (chưa có sẵn ở tất cả các khu vực). Nền tảng này cũng cung cấp các liên kết đến một loạt các nghiên cứu & trường hợp thực tế để giúp các doanh nghiệp hiểu cách làm thế nào họ có thể sử dụng TikTok hiệu quả nhất cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
Giống như khẩu hiệu quảng cáo của TikTok – “Don’t Make Ads, Make TikToks” (đừng tạo quảng cáo, hãy tạo TikTok), có vẻ như TikTok đang muốn hướng các thương hiệu tập trung sáng tạo trên chính nền tảng của họ, trái ngược với các quảng cáo video có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào. Đó là lý do TikTok đưa các chỉ dẫn & những bài học thực tế giúp cho marketers có thể sáng tạo theo cách của mình, hỗ trợ doanh nghiệp bằng những hiệu ứng Logo thương hiệu & sản phẩm thương hiệu, phát triển các hiệu ứng 2D, 3D cũng như hiệu ứng AR.
Tóm lại, TikTok For Business cung cấp một số nghiên cứu điển hình tốt để học hỏi & có được một số quan điểm về cách tiếp cận TikTok để marketing.