19 June, 2015
Không thể phủ nhận, Coca Cola đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong các chiến dịch Marketing, số lượng người follow nhãn hàng nước giải khát này trong những chiến dịch họ tổ chức không hề nhỏ.
Bài viết này đề cập đến 10 chiến dịch Digital Marketing mang tính chất kinh điển của Coca Cola. Một số được triển khai trên quy mô toàn cầu, một số còn lại được thực hiện trong phạm vi địa phương với đặc trưng riêng của vùng sở tại. Qua các chiến dịch này, Coca Cola đang nỗ lực truyền tải thông điệp “Open Happiness” đến cộng đồng.
#1. The Coca Cola Happiness Machine: https://youtu.be/lqT_dPApj9U
Chỉ với một ý tưởng tưởng chừng đơn giản nhưng Coca có thể thu hút một lượng lớn người tham gia và chia sẻ trên các kênh Digital.
Đoạn video được thực hiện tại khuôn viên của một trường Đại Học. Tại đây, một chiếc máy bán hàng tự động của Coca Cola được đặt ở vị trí thu hút được nhiều sự chú ý. Điều đặc biệt của chiếc máy này là nó luôn có những món quà tặng kèm gây bất ngờ và hứng thú cho những người xung quanh.
Sau khi ghi hình phản ứng của các sinh viên trong khu vực này, Coca Cola tung đoạn video lên Youtube. Ngay lập tức, đoạn video được hưởng ứng bởi hàng triệu lượt view và chiếm được tình cảm của hàng triệu người trên thế giới mặc dù kinh phí bỏ ra hết sức khiêm tốn.
#2. London 2012: https://youtu.be/n9lxn5QWQCs
Với nguyên tắc chỉ cho ra đời những nội dung mang tính “Liquid & Linked” (Có nghĩa là nội dung phải hội đủ các yếu tố: Hấp dẫn, Có khả năng lan truyền nhưng vẫn có tính chất gắn kết với thương hiệu), Coca Cola luôn làm cả thế giới phải dõi theo, điển hình là chiến dịch quảng cáo ở Thế Vận Hội Olympic London 2012.
Được biết đến với cái tên “Move to the Beat”, chiến dịch này sử dụng âm nhạc như một công cụ để truyền tải câu chuyện mà Coca muốn mang lại cho khách hàng. Nhạc sĩ kiêm sản xuất âm nhạc tài năng Mark Ronson, cô ca sĩ lừng danh Katie B cùng với 5 niềm hy vọng của Olympic đã cùng nhau thực hiện một MV đầy cảm hứng.
Chiến dịch này thành công nhờ sự hội đủ của 5 yếu tố: sự góp mặt của người nổi tiếng, bài hát hay, quảng cáo chất, “beat” tốt và ứng dụng Mobile App mang tên “The Global Beat”.
Và đây là những kết quả ấn tượng mà chiến dịch này mang lại:
#3. Coke Zone
Coke Zone là một chương trình được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2008 với mục đích thấu hiểu và tương tác với khách hàng nhằm hỗ trợ cho chiến dịch CRM toàn cầu của Coca Cola.
Coca Cola đã đẩy mạnh mức độ nhận diện của chiến dịch này bằng cách tổ chức hàng loạt chương trình trên tivi và treo các billboard quảng cáo nhằm nỗ lực khuyến khích người dùng đăng ký tham gia.
Mỗi mã số trên chai được liên kết đến trang giải thưởng, tại đây, người dùng có thể đổi điểm lấy quà (vé xem phim bom tấn, các sản phẩm của Coca-Cola) hay sử dụng điểm để tham dự các cuộc thi để giành chiến thắng lớn hơn.
Mấu chốt của chiến dịch này là hoạt động Email/ SMS thông báo giải thưởng và các chương trình khuyến mại đi kèm. Tin nhắn sẽ được gửi đi trong những dịp như sinh nhật khách hàng, các đợt quảng cáo của hãng hay newsletter hàng tháng.
Sau đây là kết quả của chiến dịch Zone Coke:
#4. The Friendship Experiment: https://youtu.be/SfqcBiUoaU0?list=UUrj3klDBIVZC4oYtlCLTDnQ
Coca Cola Trung Quốc vừa mới thực hiện một chiến dịch: Mời mọi người tham gia vào “Friendship Experient” với nhiếp ảnh gia Kurt Tang.
Nhiếp ảnh gia này đi khắp thành phố Quảng Châu và yêu cầu một người bất kỳ tham gia vào một hoạt động kết nối trước ống kính của anh.
Những bức ảnh và một đoạn video kể về hành trình độc nhất vô nhị này được đem ra trưng bày trong một cuộc triễn lãm offline. Sau đó, chúng cũng được đăng lên các phương tiện truyền thông của Coca Cola cũng như các trang mạng xã hội như Sina Weibo và Renren.
#5. Super Bowl 2012: https://youtu.be/71WYImUWaeU
Super Bowl là giải tranh cúp vô địch của Liên Đoàn bóng Bầu Dục của Mỹ. Đây là chương trình thu hút đông đảo lượt xem nhất trong các chương trình phát sóng truyền hình tại quốc gia này.
Trong năm 2012, chiến dịch quảng cáo Super Bowl của Coca Cola có sự xuất hiện của 2 chú gấu Bắc Cực là đại diện cho 2 đội khác nhau. Hai chú gấu này có thể tương tác với khán giả xem truyền hình, đồng thời phản ứng theo những gì đang diễn ra trên sàn đấu.
Người chơi có thể tương tác với 2 chú gấu này bằng cách đưa ra yêu cầu sau đó post hình ảnh lên Facebook hoặc Twitter. Các chú gấu phản ứng dựa trên nội dung những hình ảnh đã được đăng lên bởi những người hâm mộ.
Mặc dù sử dụng những kênh truyền thông không mới, nhưng Coca Cola đã khiến cho cả nước Mỹ không chỉ cùng theo dõi quảng cáo của họ mà còn đẩy mạnh sự tương tác giữa họ với nhãn hàng một cách rất tự nhiên.
Chỉ với ¾ thời gian của giải đấu, đã có hơn 600.000 người theo dõi trực tiếp và dành trung bình 28 phút để xem các cảnh quay trên sàn đấu.
Kết quả chiến dịch này có tổng cộng hơn 9 triệu lượt xem các phiên bản khác nhau trên các kênh của Digital.
#6. Share A Coke
Một chiến dịch Digital Marketing đáng chú ý nhất của Coca Cola phải kể đến đó là “Share A Coke”. Ý tưởng đơn giản nhưng mang lại một hiệu ứng tuyệt vời không thể ngờ. Chiến dịch này hiện đang được lan truyền khắp thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2011, chiến dịch này bất ngờ làm gia tăng 7% doanh số bán hàng của Coca Cola. Đồng thời, nó cũng mang lại hơn 18 triệu lượt impression trên các kênh Media, lượt truy cập vào Fanpage của Coke tăng 870% và mức tăng trưởng Fan của Page là 39%.
Chiến dịch này mang đến cho người dùng cơ hội đặt hàng chai Coke có dấu ấn cá nhân thông qua một ứng dụng của Facebook. Ở một số nước (trong đó có Việt Nam), hình ảnh nhãn chai được thay đổi hoàn toàn, vì vậy, tất cả các sản phẩm của Coke đều có thể in tên khách hàng.
Đây là một thành công lớn trên mạng xã hội vì có rất nhiều người thích chia sẻ hình ảnh chai Coke có tên của họ.
#7. Share A Coke Australia
Một hình thức cải tiến của chiến dịch “Share A Coke” đã được diễn ra tại Australia mới đây nhờ hợp đồng vừa được ký kết giữa Coca Cola và Spotify. Cũng nhờ đó mà người dùng có cơ hội nghe lại những bài hát của 50 năm trước.
Mỗi chai Coke Zero hoặc Coke truyền thống đều có một mã riêng. Người dùng có thể scan chúng để tìm lại những bài hát yêu thích. Đồng thời, họ cũng có thể chia sẻ những bài hát này với người thân thông qua Facebook và Twitter.
#6. Tweet Your Christmas Wish: https://youtu.be/R3PKBpRAAnc
Nhằm chuyển tải thông điệp “Merry Christmas”, Coca đã thay mặt người dùng, đưa những lời chúc ngọt ngào nhất vào dịp Giáng sinh xuất hiện trên tấm Bảng Neon khổng lồ tại Giao Lộ Piccadilly Circus.
Chỉ với 5 thao tác theo hướng dẫn, Coca Cola sẽ đưa lời chúc của khách hàng đến gần hơn với mọi người.
Chiến dịch này đã thu hút hơn 94 lượt tweet mỗi ngày và hơn 864 lượt tweet vào năm 2011, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Ngoài ra, chiến dịch cũng thu hút hơn 6.278 lượt quay video. Đây không phải là những con số quá ấn tượng nhưng nó cũng là một chiến dịch đáng để học hỏi.
#9. King of the Recycle: https://youtu.be/mi4NeoMYCMM
Để khuyến khích phong trào tái chế rác ở Israel, Coca Cola đã kết hợp cùng Facebook Places, đặt 10.000 thùng rác trên khắp quốc gia Trung Đông. Người dùng được khuyến khích check-in những địa điểm mà họ đã vứt bỏ chai nước sau khi sử dụng, đồng thời đăng hình ảnh lên Facebook để lan tỏa đến bạn bè của mình.
Ý tưởng này đóng một vai trò lớn trong việc thay đổi hành vi xã hội ở Israel. Mọi người được khuyến khích cùng tham gia vứt rác đúng nơi quy định khi thấy bạn bè mình làm vậy. Và rõ ràng, điều này giúp Coca trở thành một công ty thân thiện với môi trường hơn.
Đặc biệt, những người chơi tham gia tích cực nhất sẽ nhận được danh hiệu “Recycling King” (Vua tái chế)
#10. The Ahh Effect
Một trong những chiến dịch thú vị nhất gần đây, “The Ahh Effect” (Hiệu ứng Ahh), đưa ra một loạt các trò chơi trực tuyến nhắm vào teenagers.
Mục đích của chiến dịch này là tạo niềm vui nho nhỏ dành cho những người dùng di động. Có vẻ Coca-Cola đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho chiến dịch digital toàn diện này.
Các trò chơi trong chương trình đều khá đơn giản và một số có liên quan đến sản phẩm của Coca Cola, được quảng bá trên các kênh như Buzzfeed, Vevo và Twitter. Coca Cola cũng thử thách người dùng tạo mini-game của riêng mình trên tên miền The Ahh Effect.
Nguồn: econsultancy.com