Expert Talks with tags , , , 05 November, 2008

Xác định đối tượng liên quan – Communications Plan

Đây là phần cuối cùng trong phần Phân tích.

Chuẩn bị

Bạn đã có cái nhìn tổng quan về bối cảnh, bạn đang làm gì và môi trường xung quanh bạn như thế nào, bạn cần làm gì để thích ứng với nó. Giờ là lúc bạn phải suy nghĩ xem những ai, tổ chức nào là những đối tượng liên quan tới chương trình của bạn.

Lưu ý: Để đạt được sự đơn giản mà hiệu quả, trật tự của ba phần đầu tiên này (bối cảnh, tổng quan môi trường và xác định đối tượng liên quan) được sắp xếp một cách có chủ ý. Bởi vì khi bắt tay vào thực tế, bạn rất dễ chồng chéo, lẫn lộn các phần này với nhau.

Ví dụ, đối tượng liên quan có thể xuất hiện trong phần tổng quan về môi trường. Không sao cả. Vấn đề là bạn phải nghĩ kỹ và thông suốt về tất cả các vấn đề này để sao cho bạn không bỏ qua một vấn đề nào đó khiến bạn gặp phải rắc rối sau này.

Từng phần của bản kế hoạch truyền thông phải được trình bày một cách logic và phần này phải có liên quan chặt chẽ đến phần kia, đặc biệt phần phân tích các đối tượng liên quan này tương lai sẽ phải liên quan tới rất nhiều phần khác phía sau trong bản kế hoạch. Phải luôn suy nghĩ về các đối tượng này và liên tục quay trở lại phần này trong khi bạn làm các phần còn lại của kế hoạch.

Phân tích các đối tượng liên quan nên tập trung vào những người thực sự bị tác động bởi chương trình của bạn.

Những câu hỏi cần đặt ra

Bạn phải đặt ra những câu hỏi sau đây cho mình:
– Từng đối tượng đóng vai trò như thế nào trong chương trình của bạn?
– Bạn dự kiến từng đối tượng sẽ phản ứng như thế nào đối với những gì bạn đang làm?

  • Hãy kiểm tra lại kinh nghiệm bạn có trước đây với từng đối tượng.
  • Bạn có hy vọng họ sẽ nói lên suy nghĩ của mình không?
  • Liệu họ có thể hiện mối quan tâm của mình một cách riêng tư không, hay họ sẽ sử dụng truyền thông?

– Bạn sẽ sử dụng sự ủng hộ của những đối tượng mà bạn cho là sẽ có phản ứng tích cực như thế nào?

  • Mời họ tham dự vào một sự kiện báo chí trong tương lai?
  • Đóng góp ý kiến, trích dẫn trong các tài liệu báo chí?
  • Đưa ra cái nhìn mang tính địa phương về phát ngôn của bạn trong chương trình này?

– Bạn sẽ làm gì để giảm thiểu những đối tượng tiêu cực có thể gây ảnh hưởng?

  • Bạn có thể nói chuyện trước với họ không?
  • Bạn có thể tham vấn họ về việc bạn đang làm gì trước khi đưa ra tuyên bố chính thức của mình một cách rộng rãi không?
  • Bạn sẽ làm gì nếu như bạn không thể hạn chế được họ?

Nhược điểm chung phổ biến nhất của các kế hoạch truyền thông là không xác định được các phản ứng tiêu cực có thể xảy ra. Đây có thể là nguyên nhân xuất phát bởi bạn không xác định được phản ứng, cảm giác của các đối tượng liên quan về những gì bạn đang làm. Nó cũng có thể là nguyên nhân của sự lạc quan của bạn, bạn cho rằng sẽ không có ai có phản ứng tiêu cực cả. Nó cũng có thể xuất phát từ lý do bạn không muốn để cấp trên của mình biết rằng bạn không làm cho tất cả mọi người đều cảm thấy hài lòng.

Nhưng có một điều bạn chắc chắn phải nghi nhớ, đó là nếu bạn biết có một người hoặc một nhóm người nào đó sẽ phản ứng tiêu cực đối với những gì bạn đang làm (chương trình, doanh nghiệp, sản phẩm… của bạn), thì việc "lờ nó đi" là một suy nghĩ sai lầm.

Bạn sẽ không thể làm mọi người hài lòng khi giả vờ như mọi người đều hài lòng trong khi bạn biết rõ sự thật không phải vậy.

Bạn sẽ thường xuyên nhận ra rằng với chương trình của bạn, sẽ có một phần trăm nhỏ những người ủng hộ cao và cũng sẽ có một phần trăm nhỏ những người kịch liệt chống đối. Nếu bạn quan sát các phản ứng này một cách có hệ thống, chúng cũng sẽ chính là các nhóm đối tượng. Bạn có thể không làm được gì nhiều để thay đổi quan điểm của họ. Trong khi những đối tượng bạn muốn tác động lại chiếm tới 80% của các nhóm đối tượng, nhưng bạn cũng đừng vì thế mà bỏ qua các đối tượng còn lại, những người, nhiều khả năng sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu tới chương trình của bạn.

Tôi sẽ trở lại trong một bài viết khác dành riêng cho kỹ thuật phân tích và xác định đối tượng liên quan (stakeholder) sau khi kết thúc series bài về lập kế hoạch truyền thông.

Archives