11 April, 2014
Bạn là chủ của một shop bán hàng thời trang, một chủ tiệm cho thuê áo cưới, một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một sinh viên bán hàng online v…v… thì đều không thể phủ nhận Facebook là một kênh tiềm năng không chỉ giúp bạn và khách hàng có thể tương tác hai chiều, củng cố lòng tin cũng như gia tăng độ yêu thích thương hiệu. Facebook còn là một kênh hứa hẹn mang lại nhiều đơn hàng trực tiếp, làm tăng doanh số bán hàng, giúp hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Với hơn 20 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, từ già trẻ lớn bé, trai gái, giàu nghèo… đầy đủ tất cả các nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu của bạn đều nằm trên Facebook.
Vấn đề đặt ra ở đây là: “Làm sao xác định được chính xác khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình trên Facebook?”
Trong bài này tôi sẽ giới thiệu ứng dụng công cụ tìm kiếm Graph Search xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với tính năng Lookalike audiences trong FB Ads để mở rộng nhóm đối tượng.
Không phải ai cũng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn, một trong những việc đầu tiên cần làm là xác định được nhóm người có khả năng sẽ trở thành khách hàng của bạn nhất, càng chính xác càng tốt. Hiểu được khách hàng, nắm được hành vi tiêu dùng của họ là một trong những yếu tố giúp các marketer đạt được thành công trong những chiến dịch marketing của mình. Nếu bạn còn đang phân vân về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để một phần nào (một phần nào thôi nhé, vì để xác định chính xác và rõ ràng nhất khách hàng, phải là người hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp nhất, thực hiện các khảo sát tìm hiểu thị trường…vv) định hình được chân dung khách hàng của mình.
Graph Search là một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa được Facebook ra mắt vào tháng 3 năm 2013. Không giống với các công cụ tìm kiếm theo “từ khoá” thông thường, Graph Search phân tích ngữ nghĩa của câu truy vấn tìm kiếm, kết hợp với hàng loạt các bộ lọc dữ liệu người dùng để đưa ra kết quả theo hướng trực quan. Nghe có phần lý thuyết khó hiểu là thế, nhưng chỉ cần đọc ví dụ của tôi dưới đây bạn sẽ hiểu.
Graph Search cho phép tìm kiếm dựa theo theo “giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, vị trí, sở thích, tìm kiếm theo group, Page hay một cá nhân nào đó trên Facebook”. Giả sử như bạn muốn tìm kiếm một đối tượng sống ở Hồ Chí Minh, quê ở Hà Nam, tuổi từ 22-25, là thành viên trong group Social Saturday, bạn có thể sử dụng Graph Search với cú pháp như sau để tìm kiếm.
People from Hà Nam, Vietnam in Social Saturday who are older than 22 and younger than 25 and live in Ho Chi Minh City, Vietnam
Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lọc khác nữa, tận dụng triệt để các tính năng đó sẽ giúp bạn tìm xác định được chính xác khách hàng của mình.
Tôi sẽ làm thử một ví dụ sử dụng Graph Search xác định khách hàng mục tiêu để các bạn dễ dàng hiểu hơn:
Để xác định khách hàng mục tiêu của anh Quang Minh, xem lại mục I Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu, những tiêu chí về “độ đuổi, giới tính, địa điểm…” thì đơn giản có thể chọn ngay ở phần Audiences trong Facebook Ads. Nhưng đương nhiên Facebook Ads không có mục chọn “những người quan tâm và có nhu cầu thuê dịch vụ tổ chức đám cưới”.
Vậy khách hàng của anh Quang Minh là ai? Họ là những:
Khi đã liệt kê được các tiêu chí và một danh sách các fanpage, group, influencer nơi khách hàng mục tiêu của bạn tập trung ở đó, ta sẽ sử dụng Graph Search để tìm kiếm:
Engaged people who visited Studio Áo Cưới_Coffee Shisha GOL
Engaged people who like Là con gái thật tuyệt and are older than 25 and younger than 35 and live near Hà Nội
People who follow Áo Cưới Cherry and live in Hanoi, Vietnam
Tóm lại: Graph Search cho phép tìm người dùng dựa theo nhân khẩu học, sở thích và một số yêu tố dưới đây:
Vậy để sử dụng Graph Search hiệu quả, bạn cần tìm các page, hội nhóm, các influencer có chất lượng tốt, liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Kết hợp với các bộ lọc khác của Graph Search khách hàng tiềm năng của bạn sẽ xuất hiện ngay trước mắt bạn.
Sau khi vẽ được chân dung khách hàng và tìm kiếm họ trên Facebook bằng Graph Search rồi, vậy giờ làm sao để thu thập được các thông tin khách hàng đó. Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp thu nhập dữ liệu khách hàng từ Facebook (mọi người thường gọi là Get UID). Ở đây tôi sẽ sử dụng công cụ “FB LeadJacker”
Video hướng dẫn sử dụng FB LeadJacker v1.4.4 thu thập UID dữ liệu khách hàng
Đây là tệp ID những khách hàng quan tâm tới dịch vụ tổ chức đám cưới quét bằng công cụ FB LeadJacker.
Đến bước này sau khi đã tốn bao công sức xác định khác hàng mục tiêu, tìm hiểu phương thức để thu thập tập UID bây giờ là lúc sử dụng chúng để tiếp thị quảng bá sản phẩm.
Bước 1: Vào phần Audiences trong Ads manager, chọn Create Audience/Data File Custom Audience để nhập dữ liệu khách hàng
Bước 2: Nhập tên, mô tả cho nhóm khách hàng, ở phần Data type chọn tới tập dữ liệu khách hàng đã thu thập được thông qua Graph Search
Sau khi import vào kết quả sẽ như thế này
Nếu nhóm đối tượng của bạn thu thập được từ tìm kiếm Graph Search nhỏ quá có thể dẫn tới tạo quảng cáo của bạn không chạy hay thậm chí làm tăng chi phí quảng cáo. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể ứng dụng tính năng Lookalike Audiences trong Power Editor
Lookalike audience là một công cụ trong Power Editor, có tính năng làm rộng nhóm đối tượng mục tiêu của bạn dựa một nhóm đối tượng bạn đầu. Nó sẽ phân tích theo nhân khẩu học, sở thích, hành vi của nhóm đối tượng bạn đầu, dựa vào đó để tìm ra những người gần giống với nhóm đối tượng bạn đầu.
Như bạn thấy trong hình phía trên, nhóm đối tượng ban đầu tôi thu thập được chỉ có 11.000 người, sau khi sử dụng Lookalike audience của Facebook đã mở rộng lên đến 90,000 người. Đây là một công cụ tuyệt vời của Facebook nếu bạn kết hợp nó với re-targeting trong Facebook, tôi sẽ viết trong những bài sắp tới, bây giờ hãy thử ứng dụng những điều đã đọc ở trên xác định khách hàng của mình nào.