Account Corner with tags , , 16 May, 2006

3 bước để xây dựng một Website doanh nghiệp hiệu quả

Cách tốt nhất để lôi kéo khách tham quan website của bạn là hãy tạo cho website đó một ấn tượng đặc biệt. Website của doanh nghiệp bạn sẽ gây chú ý từ cái nhìn đầu tiên về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sau đó mới đến các nội dung khác của website. Tuy nhiên, để tạo được sự chú ý đó, bạn cần tham khảo 3 bước dưới đây.

Bước 1: Phân tích. Trước khi quyết định nội dung và cách thức hiển thị của website, hãy chú ý đến các đối tượng: visitors (khách thăm quan website – sau này có thể là khách hàng của doanh nghiệp), competitors (các đối thủ cạnh tranh), industry (doanh nghiệp cùng lĩnh vự kinh doanh) và yourself (chính bản thân bạn).

1. Phân tích đối tượng là khách tham quan: Thành công bắt đầu với việc bạn xác định được đối tượng website của bạn hướng tới. Những ai sẽ là khách thăm thường xuyên website của bạn? Họ sẽ tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của bạn bằng cách nào?

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xác định đối thủ cạnh tranh. Tham khảo website của họ (nếu có). Phân tích tại sao website đối thủ của bạn lại thu hút được nhiều khách tham quan? Bạn phải chỉ ra được tại sao khách hàng sẽ muốn mua sản phẩm từ website của bạn hơn là từ website của đối thủ cạnh tranh.

3. Phân tích doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay, doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ngành nghề nào? Tìm kiếm và tham khảo những doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh với bạn. Rất có thể, bạn sẽ học được nhiều điều từ họ.

4. Phân tích khả năng bản thân: Bạn có thể làm việc độc lập hay theo nhóm? Bạn làm việc theo kiểu truyền thống hay sáng tạo ngẫu hứng? Bạn thiên về công nghệ hay bàn giấy? Bạn thể hiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp linh hoạt như thế nào trên website? Thiết kế, thể hiện ý tưởng độc đáo là việc hết sức cần thiết để khuyếch trương thương hiệu doanh nghiệp của bạn trên website.

Bước 2: Cách thức thể hiện: Sáng sủa, rõ ràng.

Dựa vào những phân tích ở trên, bạn hãy tìm cách thể hiện chính xác các tiêu điểm ở những vị trí thích hợp. Đừng cố gắng thể hiện mọi thứ theo ý của tất cả mọi người. Hãy hướng tới nguồn khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Ví dụ, thay vì bán giày nữ, bạn hãy kết hợp bán giày và váy áo phục vụ các cô dâu trong ngày cưới. Nên nhớ rằng, càng ít đối thủ cạnh tranh, thì công việc kinh doanh của bạn càng kém hiệu quả, bởi khách hàng thường chạy theo số đông. Nhưng điều đó có liên quan gì đến việc phát triển thương hiệu trực tuyến? Đơn giản vì bạn càng có ít đối thủ cạnh tranh thì khách hàng của bạn càng không có cơ hội so sánh giá cả và dịch vụ trực tuyến của bạn. Và ngược lại, nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc thể hiện sản phẩm trên website một cách rõ ràng sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn chiến thắng.

Bước 3: Chiến lược. Khi đã định hình được những gì sẽ được thể hiện trên website của bạn, bạn cần chú ý thêm một vài vấn đề. 2 vấn đề đầu tiên là nội dung và cách tổ chức website. Hãy đảm bảo việc phân chia website thành những phần mà khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, sau đó thể hiện những phần đó bằng nội dung thật thích hợp. Công việc tiếp theo là vẽ sitemap (sơ đồ website). Trang chủ là nơi thể hiện những tin tức, chức năng quan trọng nhất. Đừng băn khoăn khi phải bỏ ra một khoản tiền tương đối để phát triển website. Nếu bạn tiết kiệm chi phí ban đầu này, rất có thể bạn sẽ phải trả giá vào những năm sau, khi website có thể cần phải thể hiện thêm một vài lĩnh vực mới. Hãy tiến hành từng bước để có một website hiệu quả cho doanh nghiệp bạn.

Archives