Account Corner with tags , , , 05 March, 2012

Facebook Timeline dành cho doanh nghiệp: 6 thay đổi lớn những người làm marketing cần biết

Hôm 1/3/2012 vừa qua, Facebook đã thông báo tới những người làm marketing trên toàn thế giới rằng trong vòng tháng này, tất cả những gì mà những người làm marketing đã biết về fan Pages trên Facebook sẽ hoàn toàn thay đổi. Để bạn có thể sẵn sàng cho việc sử dụng format Timeline mới cho Page công ty của mình, dưới đây là 6 thay đổi quan trọng mà bạn phải nắm được trước tiên.

1. Thay đổi về giao diện

Điểm mới: Định dạng của Timeline dành cho các thương hiệu khá là giống với định dạng dành cho profile của cá nhân. Nó sử dụng một ảnh cover phía trên đầu trang, và trang được chia thành hai cột chính tách biệt nhau với những đường phân chia, biểu thị cho các mốc thời gian. Định dạng này cho phép các thương hiệu/doanh nghiệp những cơ hội, lựa chọn mới để thể hiện chính mình: có thể phác họa lịch sử của công ty với các mốc thời gian quan trọng (ví dụ các thời điểm ra mắt sản phẩm, khai trương cửa hàng…) để đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp.

Gợi ý: Các mốc lịch sử là một cơ hội khá quan trọng và ấn tượng để giúp công chúng nhận thức tốt hơn về doanh nghiệp, làm cho thương hiệu trở nên sinh động và xóa bỏ được cái nhìn về một thương hiệu ảo. Phân tích của các chuyên gia về tính gắn kết với cộng đồng người dùng của các Page tiếp tục cho thấy việc các thương hiệu đăng những nội dung mô tả những hoạt động “phía sau sân khấu”, những thông tin độc quyền hoặc các chương trình khuyến mại thường có được lượng tương tác và quảng bá lớn hơn. Sử dụng những cột mốc thú vị để kể những câu chuyện đã qua về thương hiệu (và cập nhập lên Timeline những cột mốc mới khi có sự kiện xảy ra) có thể giúp tăng cường sự trao đổi, tương tác với cộng đồng và đạt được những thành công đáng kể.

2. Bớt các Tab hiển thị

Điểm mới: Định dạng Timeline mới không có bảng điều khiển bằng các links liên kết bên trái, nơi trước đây có thể đặt được hàng trăm links. Khi sử dụng định dạng mới này, các apps sẽ xuất hiện dưới dạng các hình chữ nhật bên dưới Cover Photo. Độ rộng của Timeline và phần diện tích dành cho các Apps mặc định như Photos đồng nghĩa với việc chỉ có thể xem được tối đa 3 tab một lúc. Để xem nhiều hơn, người dùng phải mở rộng bảng điều khiển tab bằng việc click vào một drop-down box.

Gợi ý: Đối với những người làm marketing, thay đổi lớn này đồng nghĩa với việc 3 tab ứng dụng nói trên cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng – vì đây là một trong những điều đầu tiên mà user nhìn thấy khi tương tác với thương hiệu trên FB. Các thương hiệu sẽ muốn chọn xem tab nào nên được hiển thị ở đây phụ thuộc vào mục tiêu hiện tại của công ty hoặc là độ phổ biến của sản phẩm. Một công cụ phân tích Page tốt sẽ rất cần thiết để xác định xem tab nào là phù hợp nhất mỗi ngày.

3. Không còn trang Landing Page mặc định

Điểm mới: Với định dạng Timeline mới của Page, bạn sẽ không còn có thể nhìn thấy trang landing page mặc định nữa, mà đây là một trong những tính năng được các thương hiệu yêu thích nhất. Sở dĩ như vậy vì đây là một trong những lựa chọn hàng đầu giúp các thương hiệu có được ấn tượng đầu tiên và ngay lập tức đối với người dùng. Kể từ khi không còn các tab cho Pages nữa thì cũng không còn cách nào để có thể cài đặt được một trang mặc định. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn ấn tượng của người dùng khi lần đầu tiên vào trang Timeline của thương hiệu.

Gợi ý: Bạn sẽ cần phải áp dụng cách gây chú ý mới và hết sức cẩn thận đối với các thông điệp phía trên cùng của Timeline, bởi vì đó sẽ là những đối tượng đầu tiên mà các user nhìn thấy khi ghé thăm Page. Điều này có nghĩa là, quảng cáo Facebook sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì quảng cáo là một trong những cách chủ yếu giúp các thương hiệu có thể tác động được vào trải nghiệm của người dùng trên FB. Xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên FB hoặc xây dựng một App mới là cách duy nhất lúc này để khiến người dùng click vào ứng dụng đó (khi mà landing Page không còn có thể đặt default nữa).

4. Làm nội dung nổi bật kiểu mới

Điểm mới: Một tính năng mới quan trọng mà các maketers sẽ rất yêu thích là khả năng cho phép “pin” (đính) một số post nhất định lên trên cùng của Timeline. Nó cũng giống như việc đặt bài viết nổi bật của blog, và theo cách đó, bài viết này sẽ đứng trên cùng của blog trong một thời gian nhất định, việc đính post trên cùng của Timeline cho phép nó xuất hiện trước tất cả các nội dung còn lại. Post đính trên cùng được phân biệt với các post khác bằng một lá cờ nhỏ màu da cam. Mỗi một lúc chỉ có thể đính 1 post, và post được đính đó sẽ xuất hiện tại 2 nơi – trên cùng của Timeline và ở vị trí theo đúng trật tự thời gian của nó. Một khi bạn đã gỡ post này xuống (việc này diễn ra tự động khi có một post mới được đính lên, hoặc khi post được đính lâu hơn 7 ngày), thì post này sẽ chỉ xuất hiện theo trình tự thời gian trên Timeline, nhưng sẽ không có dấu hiệu nào cho biết nó đã từng được đính làm post nổi bật trước đó.

Gợi ý: Kể từ lúc bạn không còn có thể tạo các trang landing Page nữa thì những nội dung được bạn đính lên trên cùng của Timeline sẽ trở thành một vị trí chiến lược cho những người làm marketing theo đuổi, nhằm đăng tải những nội dung nổi bật hoặc thú vị. Chúng ta đã bắt đầu thấy các chuyên gia marketing bắt tay vào việc thiết kế những nội dung đặc biệt để đính lên vị trí này, cho dù là ảnh, một nội dung call-to-action được thiết kế tốt, hay một tuyên ngôn về thương hiệu hay đơn giản chỉ là một thông điệp kêu gọi người dùng click vào một trong những tab nằm bên dưới cover photo.

5. Tab nội dung và các Apps hiện có đã trở nên lạc hậu

Điểm mới: Timeline mới thay đổi việc cấu hình vị trí của các tab hiện có trên Page (gồm một tab rộng 520 pixel) và thay bằng một tab mới rộng 810 pixel. Vì thế nội dung của tab trước đó sẽ xuất hiện gọn lỏn giữa tab 810 pixel mà không thể điều chỉnh được. Tất cả các App hiện có trên Page sẽ cần có các icons mới (kích thước mới là 111×74).

Gợi ý: Áp lực lớn nhất cho các thương hiệu là việc cập nhật hình ảnh mới và các tab chức năng của 2 ứng dụng nổi bật bên dưới Cover Photo. Vì đây sẽ là những tab đầu tiên mà người dùng nhìn thấy, và cũng sẽ là những phần mà người dùng có xu hướng tương tác nhiều nhất, hoặc là họ sẽ hoàn toàn bỏ qua nếu nó không được đầu tư đúng mức.

6. Hòm thư riêng giữa thương hiệu và người dùng

Điểm mới: Cuối cùng, các thương hiệu cũng có thể gửi và nhận thư riêng đối với người dùng. Điều này cho phép việc tương tác sâu hơn đối với người tiêu dùng và cũng cho phép người quản lý Page mở rộng từ việc tương tác với khách hàng trên Timeline tới chỗ gửi thư riêng để trao đổi.

Gợi ý: Hãy quan tâm tới độ nhiễu của Timeline. Bởi vì không gian trên Timeline đã được phân bổ cho từng post và nó phụ thuộc vào mức độ tương tác, gắn kết với người dùng, do đó rất dễ rơi vào tình trạng bị phân tán chia cắt bởi các tương tác của người dùng. Khi những tương tác của người dùng cần phải sâu hơn là chỉ dừng ở mức độ lần lượt trả lời từng người một, thì việc sử dụng hòm thư riêng có thể giải quyết được vấn đề này. Nó vừa giúp cho người dùng hài lòng hơn đồng thời cũng giúp cho Timeline sạch sẽ hơn.

Timeline cho thương hiệu chắc chắn sẽ là một thay đổi với đối với những người làm marketing trên social media, những người mong muốn tạo ảnh hưởng trên Facebook. Nhưng có một điều chắc chắn là: cách mà một nội dung được chia sẻ và đón nhận trên Timeline Page là vô cùng quan trọng. Những thương hiệu theo đuổi việc tạo ra những nội dung có tính tương tác cao và chia sẻ những mốc lịch sử quan trọng sẽ nắm giữ được tâm trí của người dùng. Xây dựng và thử nghiệm những ứng dụng mới gắn với tương tác của người dùng và đính những nội dung phù hợp, đúng thời điểm và cập nhật những trao đổi thân thiện với người dùng sẽ là hướng tiếp cận phù hợp trên không gian này.

Công ty của bạn đã thử nghiệm Timeline chưa và có điểm gì khác biệt không? Hãy chia sẻ sáng kiến của bạn nhé.

Nguồn: Facebook Brand Timelines: 6 Big Changes Every Marketer Needs to Understand

Archives